CÓ PHảI LÀ NGUYêN NHÂN GÂY VIêM HỌNG?

Một phần của tài liệu ruot-ban-tin-108-so-10-20218-ngay-8-9-2-nen-135758-180821-90 (Trang 51 - 52)

- Trà xanh: Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigal

CÓ PHảI LÀ NGUYêN NHÂN GÂY VIêM HỌNG?

là quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Thế nhưng, sự thật không phải như vậy!

Đúng là viêm họng mà uống nước đá thì sẽ khiến bệnh mãi không khỏi. Tuy nhiên, không phải đồ lạnh làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm họng, mà viêm họng là do những nguyên nhân khác. Theo giáo sư người Mỹ Janet Wilson (chuyên khoa tai mũi họng) thì có đến 90 - 95% nguyên nhân gây viêm họng là do virus, còn lại 5% là do vi khuẩn.

Bản chất nước đá, đồ lạnh không gây viêm họng mà nó chỉ là tác nhân

Tại sao nhiều người bị viêm họng sau ăn kem, uống nước đá? Nguyên nhân là do kem và nước đá có vi khuẩn và virus do sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Ăn kem, ăn đồ ngọt còn là cơ hội cho hàng ngàn vi khuẩn trú ngụ trong khoang họng gặp đường phát triển mạnh gây bội nhiễm dẫn đến viêm họng.

Tại sao viêm họng lâu khỏi do uống nhiều nước đá? Theo PGS.TS Đoàn Thị Thanh Hà, Chủ nhiệm khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện TWQĐ 108 thì các cơ quan trong cơ thể luôn giữ ổn định ở nhiệt độ 37 độ C, tất cả các loại thực phẩm bên ngoài dù nóng hay lạnh khi đưa vào cơ thể sẽ được điều tiết về mức nhiệt ổn định. Việc con người có cảm giác mát khi ăn kem, uống nước đá chỉ là cảm giác ảo vì khi vào cơ thể, cơ thể sẽ tự huy động năng lượng đưa nó về 37 độ C. Quá trình đốt cháy này khiến con người mất đi một ít năng lượng, khi bị viêm họng thì sức đề kháng của người bệnh đã bị suy yếu, nếu phải huy động nhiều năng lượng thì cơ thể sẽ càng yếu hơn nên viêm họng lâu khỏi.

Theo Health Life việc uống nước đá lạnh còn làm cho chất nhầy trong cơ thể nở ra, dày

hơn. Những chất nhầy này làm suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến các triệu chứng khó chịu như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi…

Viêm họng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ rất nguy hiểm và gây ra tình trạng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên nếu kiêng cữ hợp lý thì bạn sẽ khỏi bệnh rất nhanh.

Một số lưu ý cho người viêm họng

1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các loại vi khuẩn, virus tấn công niêm mạc. 2. Thực hiện ăn chín, uống sôi để tránh tạo

điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. 3. Nên uống nhiều nước, uống nước ấm để xoa

dịu đau rát, khó chịu do viêm họng gây ra. 4. Súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm

sạch sâu khoang miệng.

5. Khám y bác sĩ để điều trị thuốc theo quy trình. 6. Phòng bệnh viêm họng

- Giữ ấm vùng cổ họng. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh hít phải khí lạnh, bụi bẩn và các vi khuẩn.

- Không nên uống nước đá lạnh.  - Giữ vệ sinh răng miệng.

- Thường xuyên súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt các vi khuẩn có hại.

- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại mọi loại bệnh tật. - Khi bị bệnh, phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng sinh.

BS. Hồ Chí Thanh, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện TWQĐ 108

UỐNG NƯỚC LẠNH

CÓ PHảI LÀ NGUYêN NHÂN GÂY VIêM HỌNG? GÂY VIêM HỌNG?

Một phần của tài liệu ruot-ban-tin-108-so-10-20218-ngay-8-9-2-nen-135758-180821-90 (Trang 51 - 52)