- Thay khớp gối là một phẫu thuật thay thế phần khớp gối bị hư hại do thoái hóa hoặc
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG PHỐI HỢP ĐA CHUYêN NGÀNH TẠI BệNH VIệN
học, điều dưỡng và các chuyên ngành sức khoẻ khác có thể liên quan đến cả các dịch vụ xã hội, giáo dục và hướng nghiệp để lượng giá, điều trị, đánh giá lại định kỳ, lập kế hoạch xuất viện và theo dõi người bệnh. Nhóm “đa chuyên ngành” cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
• Thường xuyên tổ chức các cuộc họp và thảo luận về trường hợp bệnh để khuyến khích sự phối hợp và cập nhật thông tin. • Bảo đảm các tài liệu về chăm sóc cụ thể cho
người bệnh được rõ ràng mà mọi thành viên trong nhóm có thể tiếp cận được. • Có liên lạc cụ thể với các chuyên gia khác,
với người bệnh và gia đình/người chăm sóc người bệnh.
• Thiết lập và đáp ứng các mục tiêu phù hợp. • Hỗ trợ người bệnh và gia đình/người chăm
sóc thông qua việc khuyến khích họ tham gia vào mọi mặt của quá trình chăm sóc. • Kết nối với các chuyên gia y tế khác thông
qua mạng lưới và đào tạo chuyên môn về xử lý các bệnh liên quan.
Nhóm “đa chuyên ngành” sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau, mà mỗi lĩnh vực lại tiếp cận người bệnh theo quan điểm riêng, bao gồm việc hỏi bệnh, lượng giá, chẩn đoán, can thiệp và các mục tiêu xử lý cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Người bệnh (và gia đình/
người chăm sóc) có thể được tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nào về tình trạng bệnh hoặc tiên lượng bệnh của họ cũng như các kế hoạch chăm sóc cho họ.
Một số yếu tố cho phép ứng dụng và phát triển phục hồi chức năng rộng rãi hiện nay, đó là:
- Khả năng phòng và chữa bệnh rất thực tế. - Trình độ khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng nhanh mạnh, mức sống xã hội ngày càng được nâng cao.
- Về mặt kinh tế, vốn đầu tư trang thiết bị cơ bản cho một phòng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng không lớn, trong khi hiệu quả điều trị đạt được khá cao, giá thành điều trị rẻ, dễ chấp nhận.
- Về mặt khoa học, PHCN là phương pháp điều trị không dùng thuốc, dựa trên cơ sở kích thích các quá trình “tự điều chỉnh” của cơ thể, phù hợp với sinh lý con người, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi điều kiện xã hội, địa lý và không gây ra các ảnh hưởng độc hại. - Về mặt tâm lý, điều trị phục hồi chức năng được mọi người ưa chuộng vì ít đau đớn, không phải tiêm, uống thuốc, không gây quen, có thể dùng lâu mà không gây trở ngại đến sức khoẻ và hiệu quả chữa bệnh.
Ở các nước tiên tiến, việc chỉ định phục hồi chức năng cho người bệnh rất phổ biến. Trong các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa,
tỷ lệ bệnh nhân nội trú được chỉ định phục hồi chức năng có thể đạt tới 100%, ngoại trú tới 75%. Ở nước ta, tỷ lệ này còn thấp, nơi cao mới đạt 25 - 40% bệnh nhân nội trú và 10 -
20% bệnh nhân ngoại trú. Điều này cho thấy nhu cầu phục hồi chức năng là rất to lớn và khả năng phát triển tiềm tàng của chuyên ngành phục hồi chức năng trong tương lai.
Một số hình ảnh minh họa
Tập hoạt động trị liệu bàn tay cho người bệnh sau ghép chi thể trên máy tập thực tế ảo
Vr Tyromotion CH Áo
Tập phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh sau ghép phổi
BS. Bùi Thị Hồng Thúy, Nguyễn Trọng Lưu,CN. Phạm Thị Lê Hằng, Lê Đức Lợi CN. Phạm Thị Lê Hằng, Lê Đức Lợi Khoa Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng Bệnh viện TWQĐ 108