1.1. Khái niệm Hiến pháp
Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân14.
Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với lịch sử lập hiến của Nhà nước. Cho đến nay, lịch sử lập hiến Việt Nam ghi nhận có các Hiến pháp sau đây:
- Hiến pháp 1946, được Nghị viện nhân dân thông qua ngày 09/11/1946. - Hiến pháp 1959, được Quốc hội khóa I thông qua ngày 31/12/1959. - Hiến pháp 1980, được Quốc hội khóa VI thông qua ngày 18/02/1980. - Hiến pháp 1992, được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 15/4/1992. Ngày 25/12/2001 Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
- Hiến pháp 2013, được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013.
1.2. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng và được quy định tại Khoản 1, Điều 119, Hiến pháp năm 2013: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là văn bản quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quyền lực nhà nước, chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, và môi trường, chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chế độ bầu cử quốc gia. Đây là những quan hệ xã hội cơ bản, 14 Giáo trình Luật Hiến pháp. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017.
23
quan trọng nhất, từ đó làm cơ sản nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác.