Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

Một phần của tài liệu Tai lieu phap luat CD (Trang 37 - 38)

1.1. Khái niệm

Luật Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam – tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó18.

1.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh

a) Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

- Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thể hiện dưới các dạng khác nhau19;

- Quan hệ nhân thân là những quan hệ phát sinh từ một giá trị tinh thần, trí tuệ của một cá nhân hay tổ chức hoặc các chủ thể khác và luôn gắn liền với chủ thể đó. Trong nhiều trường hợp, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.

Quan hệ nhân thân được chia làm hai nhóm (Khoản 1, Điều 17, Bộ luật Dân sự 2015):

- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản nghĩa là các quan hệ nhân thân làm tiền đề để phát sinh tài sản chỉ phát sinh trên cơ sở xác định được các quan hệ nhân thân như: Quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng;

- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích tinh thần tồn tại một cách độc lập không liên quan gì đến tài sản như: quyền đối với họ, tên; Quyền thay đổi họ, tên; Quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; Quyền được khai tử; Quyền hiến xác, bộ phận cơ

18.

32

thể sau khi chết; Quyền kết hôn; Quyền bình đẳng của vợ chồng; Quyền ly hôn...).

b) Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật Dân sự là tôn trọng sự bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

Một phần của tài liệu Tai lieu phap luat CD (Trang 37 - 38)