Chủ thể giao kết hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Tai lieu phap luat CD (Trang 56 - 57)

3. Một số nội dung của Bộ luật Lao động

3.3.2. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là hợp đồng giao kết giữa hai bên chủ thể của hợp đồng là:

a) Người lao động

Điều kiện để trở thành chủ thể giao kết hợp đồng lao động. Điều 3, Bộ luật Lao động 2012 quy định: Công dân muốn trở thành một bên chủ thể giao kết hợp đồng lao động phải là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động.

Việc xác định tuổi tối thiểu trở thành chủ thể giao kết hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động phải căn cứ vào thực tế điều kiện kinh tế xã hội và nền giáo dục của đất nước, vào thể lực của người trong độ tuổi 15.

Mặt khác việc xác định tuổi tối thiểu trở thành chủ thể giao kết hợp đồng lao động còn phải căn cứ vào quy định về tuổi tối thiểu được đi làm việc trong Công ước số 138 của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1997. Tuy nhiên trong một số trường hợp, xuất phát từ đặc thù của nghề nghiệp như lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật (xiếc, múa...), luật lao động cũng cho phép các công dân chưa đủ 15 tuổi có thể được trở thành chủ thể giao kết hợp đồng lao động nhưng phải có những điều kiện ràng buộc kèm theo như quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

b) Người sử dụng lao động

- Điều kiện để một cá nhân trở thành chủ thể giao kết hợp đồng lao động là người ít nhất phải đủ 18 tuổi, có khả năng thuê mướn và trả công lao động.

- Chủ thể hợp đồng lao động với tư cách là một tổ chức bao gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước;

+ Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;

+ Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động;

51

+ Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

+ Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Một phần của tài liệu Tai lieu phap luat CD (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)