Luật phòng, chống tham nhũng đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 1/6/2006 và sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012.
Ngày 20 tháng 11 năm 2018, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 36/2018/QH14 Luật Phòng, chống tham nhũng mới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực thi hành. Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 gồm 10 chương 96 điều.
Chương 1: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8)
Chương 2: Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (từ Điều 9 đến Điều 54)
Chương 3: Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (từ Điều 55 đến Điều 69)
Chương 4: Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng (từ Điều 70 đến Điều 73)
Chương 5: Trách nhiệm xã hội trong phòng, chống tham nhũng (từ Điều 74 đến Điều 77)
Chương 6: Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước (từ Điều 78 đến Điều 82)
Chương 7: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng (từ Điều 83 đến Điều 88)
Chương 8: Họp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng (từ Điều 89 đến Điều 91)
Chương 9: Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng (từ Điều 91 đến Điều 95)
89
CÂU HỎI
Câu 1: Thế nào là tham nhũng? Trình bày những đặc điểm của tham nhũng.
Câu 2. Theo anh (chị), nguyên nhân nào dẫn đến tham nhũng ở nước ta hiện nay? Anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng được tiến hành một cách hiệu quả.
Câu 3 Nêu những tác hại của tham nhũng và ý nghĩa của việc phòng, chống tham nhũng hiện nay. Liên hệ thực tế địa phương anh (chị) về công tác phòng, chống tham nhũng.
90
Bài 8:
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG