Mở nền kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ (Trang 27)

Mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. Kể từ các nghiên cứu của Smith, các nhà kinh tế đã thừa nhận vai trò tích cực của độ mở nền kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế. Khi các quốc gia chuyên sản xuất hàng hóa thì thương mại có thể làm gia tăng trực tiếp thu nhập bình quân đầu người, khi đó họ có một lợi thế so sánh, nhưng nó cũng có thể gián tiếp khuyến khích sự phát triển thông qua các kênh khác như chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng quy mô nền kinh tế, phân phối và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả trong nền kinh tế và tương tác với các đối tác thương mại. Nhiều nghiên cứu đã trình bày về tầm quan trọng của thương mại quốc tế trong dài hạn. Bằng chứng kinh tế vĩ mô cho thấy, nền kinh tế mở kích thích sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Độ mở cửa làm tăng nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và cải thiện công nghệ trong nước. Do đó, quá trình sản xuất có thể có hiệu quả hơn và năng suất tăng lên. Kết quả là, các nền kinh tế mở cửa với thương mại thế giới sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với những quốc gia đóng cửa nền kinh tế và sự gia tăng độ mở được giả định có một tác động tích cực đến tăng trưởng. Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm, độ mở thương mại ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Rivera-Batiz & Romer, 1991; Edwards, 1992; Barro & Sala-i-Martin, 1997; Wacziarg, 2001). Vì vậy, để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, chính sách của nhiều nước đã hướng đến mục tiêu tự do hóa thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, xem đó như là những động lực cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia (Belloumi, 2014).

Tuy nhiên, không phải nhà kinh tế nào cũng đồng ý rằng, độ mở cửa thương mại có vai trò quan trọng. Rodriguez & Rodrik (1999) cho thấy rằng, mối tương quan đồng biến giữa độ mở cửa thương mại và tăng trưởng không vững chắc do phương pháp đo lường độ mở cửa thương mại và vấn đề thiếu các biến kiểm soát

thích hợp. Bên cạnh đó, một số phát hiện cho thấy rằng độ mở thương mại có thể kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Theo De Matteis (2004), tự do hóa thương mại đặt ra những ràng buộc ngoại sinh để tăng trưởng kinh tế. Điều này đặc biệt gây bất lợi cho nền kinh tế mới nổi, vì nó góp phần phụ thuộc vào nhu cầu quốc tế và làm gia tăng điểm bất lợi của các quốc gia khi tồn tại các biến động của thị trường quốc tế. Thêm vào đó, Rodrik (1992) đề cập rằng độ mở cửa thương mại có thể gây ra sự mất ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách gia tăng lạm phát, đồng nội tệ mất giá và dẫn đến cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán, trong khi Levine & Renelt (1992) cho rằng, một mức độ mở cửa thương mại cao hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản đầu tư nội địa. Ngoài ra, Batra & Slottje (1993)cho rằng, tự do hóa thương mại có thể là một nguồn chính gây ra suy thoái kinh tế. Tự do hóa thương mại hàm ý chấp nhận mức thuế thấp hơn, làm hàng nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn so với hàng hóa nội địa. Trong trường hợp này, nền kinh tế nội địa có thể bị thiệt thòi.

FDI và thương mại của một quốc gia có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng (Borenzstein, De Gregorio & Lee, 1998; De Mello, 1999; Xu, 2000). Theo Bhagwati (1985) và Asiedu (2002), do sự điều chỉnh khác nhau giữa các quốc gia về quy mô kinh tế, thái độ chính trị, sự ổn định, tầm quan trọng và hiệu quả của FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở các nước theo đuổi chiến lược thúc đẩy xuất khẩu là lớn hơn so với các nước thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu. Do đó, hiệu quả tăng trưởng FDI và thương mại không phải là tự động mà phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của quốc gia như mở cửa thương mại. Độ mở nền kinh tế ảnh hưởng đến tác động tràn của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu thông qua sự khuếch tán công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp tại nước sở tại.

Trong các đặc điểm hấp thụ FDI, độ mở nền kinh tế cũng thu hút được sự quan tâm của một số nghiên cứu trong thời gian gần đây.

Nghiên cứu của Kakar & Khilji (2011) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế của Pakistan và Malaysia trong giai đoạn 1980-2010. Kết quả cho thấy về lâu dài, độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở cả Pakistan và Malaysia. Kết quả của nghiên cứu ủng hộ lập luận rằng độ mở thương mại sẽ tiếp tục được coi là yếu tố quyết định chính đối với tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của Ekanayake, Vogel & Veeramacheneni (2003) sử dụng mô hình VAR và các kỹ thuật sửa lỗi sai để kiểm tra sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng, FDI và xuất khẩu trên toàn bộ các quốc gia phát triển và đang phát triển từ 1960-2001. Kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế có nhiều kết quả hỗn hợp.

Darku & Yeboah (2018) đã so sánh mối quan hệ giữa độ mở kinh tế và tăng trưởng kinh tế giữa các nền kinh tế Châu Á có hiệu suất cao (HPAEs) với phần còn lại của các nước đang phát triển (Châu Phi cận Sahara, Đông Nam Á, Châu Mỹ latin và Caribe). Các tác giả đã áp dụng công cụ ước tính SYS-GMM cho một mô hình tăng trưởng nội sinh tiêu chuẩn động (liên quan đến độ mở cửa của nền kinh tế với tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực tế). Nghiên cứu cho thấy: (1) độ mở nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế ở các nền kinh tế Châu Á có hiệu suất cao và Châu Phi cận Sahara, nhưng không xảy ra với các khu vực khác. (2) Độ mở cửa thương mại đã thúc đẩy hội tụ thu nhập giữa các quốc gia trong Châu Phi cận Sahara, Đông Nam Á và nền kinh tế Châu Á có hiệu suất cao; tuy nhiên, trong khi dòng vốn FDI chỉ làm tăng tốc độ hội tụ thu nhập trong Châu Phi cận Sahara, nó lại làm giảm tốc độ hội tụ thu nhập trong các nền kinh tế Châu Á có hiệu suất cao. (3) nền kinh tế Châu Á có hiệu suất cao ghi nhận tác động tích cực của độ mở cửa đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế cao hơn bất kỳ khu vực đang phát triển nào khác vì các khu vực này đã tạo ra đủ nguồn nhân lực để nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ tiên tiến

nhập khẩu. Họ cũng tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, giúp củng cố tăng trưởng thu nhập từ việc mở cửa.

Sekkat & Veganzones‐Varoudakis (2007) đánh giá tầm quan trọng của độ mở cửa kinh tế, sự sẵn có của cơ sở hạ tầng và các điều kiện kinh tế và chính trị trong việc tăng sức hấp dẫn của các nước đang phát triển đối với FDI. Kết quả cho thấy những yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với Nam Á, Châu Phi và Trung Đông. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của các yếu tố này đối với FDI trong lĩnh vực sản xuất cao hơn so với tổng vốn FDI. Thông điệp đối với các nhà hoạch định chính sách của các nước đang phát triển là tăng gấp đôi. Thứ nhất, các nỗ lực hướng tới mở cửa nên được bắt đầu hoặc tăng cường hơn nữa để làm cho nền kinh tế của họ trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, những cải thiện trong các khía cạnh khác của môi trường đầu tư là những bổ sung quan trọng cho sự mở cửa kinh tế và dẫn đến sự gia tăng bổ sung và nhạy cảm trong dòng vốn FDI.

Lai & ctg (2006) bằng cách thiết lập một mô hình tăng trưởng nội sinh với R&D dựa trên tri thức đã xem xét mối quan hệ giữa sự lan tỏa công nghệ quốc tế, khả năng hấp thụ của nước sở tại và tăng trưởng kinh tế nội sinh. Các ước tính kinh tế lượng về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được thu thập bằng cách sử dụng dữ liệu cấp tỉnh trong giai đoạn 1996-2002 đã chỉ ra rằng tác động lan tỏa của công nghệ phụ thuộc vào đầu tư vốn nhân lực và mức độ mở cửa của nước sở tại, và FDI là một kênh quan trọng hơn so với nhập khẩu.

Borenzstein & ctg (1998) lần đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của khả năng hấp thụ của nước sở tại, được đo lường bằng tích lũy vốn con người của nước sở tại, trong việc hấp thụ sự lan tỏa công nghệ của các công ty nước ngoài. Các tác giả đã kiểm tra tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế trong khung hồi quy xuyên quốc gia, sử dụng dữ liệu về dòng vốn FDI từ các nước công nghiệp cho đến 69 nước đang phát triển trong hai thập kỷ. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI là một phương tiện quan trọng để chuyển giao công nghệ, đóng góp tương đối nhiều hơn vào tăng trưởng so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên, năng suất cao hơn của FDI chỉ được duy trì khi nước chủ nhà có nguồn vốn con người ở ngưỡng

tối thiểu. Do đó, FDI chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khi có đủ khả năng hấp thụ các công nghệ tiên tiến trong nền kinh tế nước sở tại. Ngoài đầu tư vốn con người của nước sở tại, độ mở của nước này cũng là một biến số quan trọng khác của khả năng hấp thụ. Tóm lại, ảnh hưởng của độ mở đối với khả năng hấp thụ công nghệ có thể được phân thành hai loại. Đầu tiên là “hiệu ứng kéo”. Như Grossman & Helpman (1991) đã chỉ ra, độ mở của một quốc gia càng cao thì càng có nhiều cơ hội bắt chước và học hỏi từ bên ngoài. Thứ hai là “hiệu ứng đẩy”, trong đó áp lực cạnh tranh từ các công ty nước ngoài đẩy các công ty bản địa tăng chi tiêu cho R&D và tự thích ứng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế (Holmes & Schmitz, 2001). Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự ủng hộ thực nghiệm đối với những tác động tích cực của sự cởi mở đối với sự lan tỏa của công nghệ, chẳng hạn như Boer, Bayar, Martinez, Pamukcu & và Hobijn (2001), Hobijn & Comin (2003). Hobijn & Comin (2003) xem xét sự lan tỏa, khuếch tán công nghệ của hơn 20 công nghệ trên 23 nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới trong giai đoạn 1788-2001. Phân tích dữ liệu bảng của các tác giả chỉ ra rằng các yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với tốc độ mà một quốc gia áp dụng công nghệ là nguồn nhân lực của quốc gia, loại chính phủ, mức độ cởi mở với thương mại và việc áp dụng các công nghệ trước đó.

Các biến số khác, chẳng hạn như hiệu quả thị trường tài chính của nước sở tại (Alfaro & ctg, 2004) và hoạt động R&D của các công ty trong nước (Griffith, Redding & Van Reenen, 2004; Kinoshita, 2000; Keller, 2001) cũng được sử dụng rộng rãi để đo khả năng hấp thụ trong các nghiên cứu khác.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày tổng quan các vấn đề lý thuyết về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng như các nghiên cứu liên quan. Cụ thể, chương 2 đã làm rõ một số khái niệm cơ bản như tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước đang phát triển. Các ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế cùng những nhân tố hấp thụ ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, gồm mức FDI vào ròng, phát triển tài chính và độ mở nền kinh tế, cũng được phân tích trong chương này.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh, nghiên cứu xây dựng mô hình tăng trưởng cho các nước đang phát triển (Mô hình 1). Vế trái là tăng trưởng kinh tế (GDP); vế phải gồm: (i) yếu tố vốn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư trong nước (CAP); (ii) yếu tố lao động (LAB) đại diện cho qui mô nguồn nhân lực. Các biến kiểm soát khác trong mô hình bao gồm chi tiêu chính phủ (GOV) đại diện cho chính sách tài khoá (CSTK), lãi suất (INT) đại diện cho chính sách tiền tệ (CSTT), phát triển tài chính đo lường bằng tỷ lệ cung tiền so với GDP (M2) và độ mở nền kinh tế (OPN). Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1995 – 2019 nên sử dụng thêm biến giả C97 và C08 để kiểm soát cho hai cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á và tài chính toàn cầu xảy ra trong giai đoạn này. Cách tính toán các biến số được trình bày chi tiết trong bảng 3.1.

Yit = f(FDIit, CAPit, LABit, GOVit, INTit, M2it, OPNit,C97t, C08t) (3.1)

Bảng 3.1. Cách tính toán các biến số

Biến số Tên biến Cách tính toán/ Chỉ tiêu

GDP Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng GDP bình quân đầu người FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỷ lệ FDI so với GDP

CAP Yếu tố vốn Tỷ lệ tổng vốn đầu tư so với GDP LAB Yếu tố lao động Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-64 so với

tổng dân số

GOV Chính sách tài khoá Tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP INT Lãi suất Lãi suất tiền gửi

OPN Độ mở nền kinh tế Tỷ lệ tổng xuất nhập khẩu so với GDP C97 Khủng hoảng tài chính 1997 = 1, nếu quan sát năm 1998; còn lại = 0 C08 Khủng hoảng tài chính 2008 = 1, nếu quan sát năm 2009, còn lại = 0

Nguồn: Nhóm tác giả

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu cho nghiên cứu được lấy từ WB (2020) để đảm bảo tính thống nhất về nguồn. Giai đoạn nghiên cứu được lựa chọn từ năm 1995 – 2019 do nhiều chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam và một số nước bắt đầu được World Bank công bố từ 1995. Các nước đang phát triển được lựa chọn dựa theo phân loại của UNDP. Theo đó, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 23 nền kinh tế đang phát triển dựa vào sự sẵn có của dữ liệu có thể tiếp cận (Bảng 3.2).

Giai đoạn nghiên cứu 1995-2019 được lựa chọn dựa vào sự đầy đủ của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển trong nghiên cứu.

Bảng 3.2. Các nước đang phát triển trong nghiên cứu

STT Nước STT Nước STT Nước STT Nước

1 Bangladesh 7 Laos 13 Thailand 19 Mexico 2 Cambodia 8 Malaysia 14 Vietnam 20 Panama 3 China 9 Nepal 15 Argentina 21 Peru 4 Hong Kong 10 Pakistan 16 Brazil 22 Algeria 5 India 11 Philippines 17 Chile 23 Egypt 6 Indonesia 12 Singapore 18 Colombia

Nguồn: Nhóm tác giả

3.3. Phương pháp ước lượng

Nhằm xem xét ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo đặc điểm kinh tế, nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi qui ngưỡng (TAR). TAR được phát triển bởi Tong (1978) và Hansen (1999), cho phép xem xét ảnh hưởng khác nhau của các biến giải thích lên biến phụ thuộc trong điều kiện các mức giá trị khác

nhau của một biến số được chọn làm biến ngưỡng. Sự tồn tại của biến ngưỡng tạo thành các chế độ (regime) tác động khác nhau của biến giải thích đến biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng các biến ngưỡng là đặc điểm kinh tế cần xem xét bao gồm: mức vốn FDI vào ròng nền kinh tế, phát triển tài chính (M2) và độ mở nền kinh tế (OPN). Theo đó, nghiên cứu có 3 mô hình TAR tương ứng với 3 đặc điểm kinh tế cần xem xét vai trò đối với mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Trong trường hợp 2 chế độ (1 giá thị trưỡng) mô hình (3.1) cho từng biến ngưỡng được viết lại thành mô hình (3.2), (3.3) và (3.4) như sau

𝑌, = 𝛼 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝐹𝐷𝐼, ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝐹𝐷𝐼, > 𝛾 + 𝑢, (3.2)

𝑌, = 𝛼 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝑀2, ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝑀2 , > 𝛾 + 𝑢 , (3.3)

𝑌, = 𝛼 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝑂𝑃𝑁, ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝑂𝑃𝑁, > 𝛾 + 𝑢, (3.4) Trong mô hình (3.2), là giá trị ngưỡng, Xi,t bao gồm các biến FDI, CAP, LAB, GOV, INT, INF, OPN, C97, C08 có ảnh hưởng đến GDP phụ thuộc vào giá

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)