Kết quả kiểm định tính vững

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ (Trang 50)

Kết quả kiểm định tính vững bằng cách ước lượng lại mô hình (3.2), (3.3), (3.4) với biến phụ thuộc là GDP danh nghĩa (GDPN) được tóm tắt trong bảng 4.5. Giá trị ngưỡng được tìm thấy có mức ý nghĩa 1% có giá trị không khác biệt nhiều so với các kết quả ước lượng biến phụ thuộc là GDP thực. Trong mô hình với biến ngưỡng là FDI, FDI cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở cả hai chế độ, tuy nhiên, ở chế độ thứ nhất khi FDI nhỏ hơn mức ngưỡng, tác động của FDI đến tăng trưởng mạnh hơn. Đối với mô hình có biến ngưỡng là phát triển tài chính và độ mở nền kinh tế, FDI cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng ở chế độ thứ hai, khi phát triển tài chính và độ mở nền kinh tế lớn hơn mức ngưỡng. Sự khác biệt giữa mô hình sử dụng GDPN và GDP là độ lớn của các hệ số ước lượng. Kết quả này đã khẳng định tính vững của kết quả ước lượng tìm được.

Bảng 4.5. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình (3.2), (3.3), (3.4) với biến phụ thuộc là GDP danh nghĩa

Mô hình (3.2) Mô hình (3.3) Mô hình (3.4) Kiểm định ngưỡng F-stat Giá trị ngưỡng F-stat Giá trị ngưỡng F-stat Giá trị ngưỡng 0 vs 1 3.558*** 7.330 5.921*** 59.036 8.163*** 65.700 1 vs 2 2.960 2.395 3.967 100.706 Chế độ FDI < 7.330 FDI >= 7.330 M2 < 59.036 M2 > = 59.036 OPN < 65.700 OPN > = 65.700 FDI 0.314*** 0.052* 0.078 0.365** 0.192 0.192* CAP 0.083 0.211*** -0.039 0.228*** 0.132 0.100 LAB 0.056*** -0.049* 0.205 -0.431 0.109 0.134 GOV -0.211*** 0.182 -2.136** -2.533*** -2.224*** -0.740* INT -0.152*** -0.390** -0.203 -1.671*** -0.227* -1.026*** M2 -0.041*** -0.039*** -0.188** -0.172*** -0.171*** -0.109*** OPN 0.013** 0.029** 0.209*** 0.091*** 0.381*** 0.064*** D97 -3.114*** -4.296** -6.687** -12.083*** -3.557 -17.124***

D08 -2.140*** -5.771*** -7.833** -8.929*** -6.890** -13.532*** C 3.699** 27.737 19.864 A.R2 0.552 0.350 0.372 S.E. of regression 2.130 8.729 8.580 F-stat (Prob) 15.359 (0.000) 7.305 (0.000) 7.931 (0.000) DW stat 2.063 1.987 1.977 Ramsay reset test: F-stat (Prob) 0.004 (0.9446) 0.446 (0.504) 0.874 (0.350) LM test (1) 1.002 (0.317) 1.761 (0.185) 3.989 (0.046) LM test (4) 0.506 (0.731) 1.609 (0.170) 2.046 (0.049)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

Kết luận chương 4

Chương 4 đã phân tích ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế trong các điều kiện khác nhau về đặc điểm kinh tế. Cụ thể, chương 4 đã phân tích thống kê mô tả về tăng trưởng kinh tế và FDI, thống kê mô tả và tương quan các biến số trong mô hình nghiên cứu. Từ đó, chương đã phân tích rõ ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo từng đặc điểm kinh tế nghiên cứu, đó là theo mức FDI, theo mức phát triển tài chính và theo độ mở nền kinh tế. Với từng đặc điểm, nghiên cứu đã xác định mức ngưỡng để FDI có thể đem lại những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển. Chương này cũng chỉ ra tác động của các nhân tố khác, cũng như trình bày về việc kiểm định tính vững của mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận của nghiên cứu

Nghiên cứu đã làm sáng tỏ vai trò của mức FDI vào ròng đối với tác động kích thích tăng trưởng kinh tế của FDI tại các nước đang phát triển. Đo lường mức FDI vào ròng theo tổng vốn đầu tư so với GDP, nghiên cứu đi đến kết quả khá nhất quán về dấu, độ lớn và ý nghĩa thống kê trong cả hai chế độ. Khi FDI < 7,330, mức tác động của FDI đến GDP là 0,314; tuy nhiên, khi FDI >= 7,330, tác động của FDI đến GDP không còn lớn như vậy nữa mà chỉ ở mức 0,052. Kết quả này cho thấy hai điều quan trọng. Thứ nhất, FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển, khẳng định cho những lợi ích về nguồn vốn bổ sung cũng như tác động tràn mà FDI có thể mang lại cho các nước đang phát triển. Thứ hai, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là giảm dần theo qui mô vốn đổ vào, khẳng định cho giả thuyết nghiên cứu thứ nhất và đồng thời ủng hộ cho lý thuyết lợi ích biên giảm dần của vốn. Với giá trị trung bình của biến FDI là 4,909, mức ngưỡng 7,330 cho thấy đa phần các nền kinh tế chưa đạt đến mức ngưỡng này. Điều này hàm ý rằng tác động của FDI đối với tăng trưởng tại các nước đang phát triển vẫn còn ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số nền kinh tế trong nghiên cứu đã có qui mô FDI vào lớn hơn mức ngưỡng, hàm ý ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các nước này đã không còn mạnh như ở các nước chưa đạt đến qui mô FDI ngưỡng.

Nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của phát triển tài chính đối với tác động kích thích tăng trưởng kinh tế của FDI tại các nước đang phát triển. Đo lường phát triển tài chính theo cung tiền so với GDP, nghiên cứu đi đến kết quả nhất quán rằng FDI chỉ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi phát triển tài chính đạt đến một mức nhất định. Mức ngưỡng tìm được trong nghiên cứu (54,645 với mức ý nghĩa 1%) cho thấy hầu hết các nền kinh tế đang phát triển được nghiên cứu đã tận dụng được lợi ích của FDI đối với tăng trưởng. Tuy nhiên, vẫn còn một số nền kinh tế chưa có thị trường tài chính phát triển đủ để thực hiện các chức

năng cho việc hỗ trợ các liên kết dọc và liên ngang của FDI. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thị trường tài chính phát triển cao hơn còn có tác động lan toả những ảnh hưởng tràn của FDI mạnh hơn. Kết quả này cũng nhất quán với mức ngưỡng tại đó FDI gây ra tác động tích cực đến tăng trưởng bởi phát triển tài chính sẽ không làm gia tăng ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng khi phát triển tài chính dưới mức ngưỡng.

Đối với vai trò của độ mở nền kinh tế đối với tác động kích thích tăng trưởng kinh tế của FDI tại các nước đang phát triển, nghiên cứu cũng tìm thấy giá trị ngưỡng là 55,623 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở nền kinh tế có 2 chế độ. Khi OPN < 55,623, FDI không có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Khi OPN >= 55,623, FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này khẳng định cho giả thuyết nghiên cứu thứ ba rằng khi nền kinh tế chưa mở đến mức độ cần thiết, tác động tràn của FDI chưa đủ lớn để kích thích tăng trưởng kinh tế. Với giá trị trung bình là 85 trong khi mức ngưỡng là 55,623, đa phần các nước đang phát triển đều đã mở cửa nền kinh tế cao hơn mức ngưỡng, hàm ý tạo ra điều kiện cho gia tăng qui mô tác động tràn của FDI có lợi cho tăng trưởng. Dù vậy, một số nền kinh tế đang có OPN thấp hơn mức ngưỡng, như Pakistan, Argentina, Brazil, Colombia, Chile. Tương quan giữa FDI và GDP tại các nước này cũng không tồn tại, phần nào cho thấy ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng đã không xảy ra.

5.2. Hàm ý chính sách

Từ kết quả nghiên cứu, vai trò của độ lớn FDI vào như một yếu tố cần thiết để FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng đã được khẳng định. Khi chưa đạt mức ngưỡng, FDI có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với khi đã vượt qua mức ngưỡng, nói cách khác, khi lượng vốn càng nhiều, lợi ích mang lại trên mỗi đơn vị vốn sẽ giảm dần. Điều này hàm ý rằng các nước tiếp nhận đầu tư FDI cần biết phân bổ nguồn vốn FDI vào các ngành, các lĩnh vực phù hợp, cần

thiết, tránh để tình trạng lợi nhuận theo vốn giảm dần xảy ra. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình của biến FDI vẫn đang nhỏ hơn mức ngưỡng, thể hiện đa phần các nền kinh tế chưa đạt đến mức ngưỡng xảy ra tình trạng lợi nhuận giảm dần. Như vậy, tác động của FDI đối với tăng trưởng tại các nước đang phát triển vẫn còn ở giai đoạn đầu, các nước vẫn có thể tiếp tục chiến lược thu hút FDI để tận dụng các tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, cần chú ý để tránh tình trạng FDI vào vượt ngưỡng, sẽ có thể gây ra tác dụng tiêu cực, không còn phát huy được ưu thế của nguồn vốn này.

Kết quả của nghiên cứu khẳng định vai trò của phát triển tài chính như một yếu tố hấp thụ cần thiết để FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng. Theo đó, để các dòng FDI phát huy tác động tích cực đến nền kinh tế, nước chủ nhà cần có sự chuẩn bị cần thiết về chức năng tài chính của thị trường. Thêm vào đó, việc phát triển tài chính cần được gia tăng để thúc đẩy hơn nữa những lợi ích của FDI. Bởi lẽ, phát triển tài chính là một trong những yếu tố hấp thụ ảnh hưởng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở 4 khía cạnh: (i) phân bổ vốn một vào các dự án một cách hiệu quả; (ii) tạo điều kiện cho FDI có tác động tràn đến các công ty trong nước; (iii) tạo điều kiện cho phát triển kênh liên kết sau giữa FDI và các công trong nước. Do vậy, khi thị trường tài chính phát triển đến một mức độ mà các chức năng tài chính được thực hiện (mức ngưỡng), FDI sẽ ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu cũng xác nhận vai trò của độ mở nền kinh tế như một yếu tố cần thiết để có thể hấp thụ tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng. Độ mở nền kinh tế tạo điều kiện tăng qui mô tác động tràn của FDI đến tăng trưởng kinh tế. FDI không có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khi độ mở nền kinh tế thấp hơn mức ngưỡng, và FDI sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi độ mở nền kinh tế chạm và vượt qua mức ngưỡng. Vì vậy, để các dòng FDI phát huy tác động tích cực đến nền kinh tế, nước chủ nhà cần có sự mở cửa nhất định nền kinh

tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc mở cửa cũng cần được gia tăng để thúc đẩy hơn nữa những lợi ích của FDI.

Kết luận chương 5

Chương 5 của nghiên cứu đã nêu lên những kết luận cụ thể của nghiên cứu liên quan đến từng đặc điểm kinh tế: mức FDI vào ròng, phát triển tài chính và độ mở nền kinh tế. Trên cơ sở đó, chương này cũng nêu một số hàm ý chính sách rút ra được từ các kết quả nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alfaro, L., Chanda, A., Kalemli-Ozcan, S., & Sayek, S. (2004). FDI and economic

growth: The role of local financial markets. Journal of International Economics,

64(1), 89–112.

Ang, J. B. (2009). Financial development and the FDI-growth nexus: The Malaysian

experience. Applied Economics, 41 (13), 1595-1601.

Asiedu, E. (2002). On the Determinants of Foreign Direct Investment to Developing

Countries: Is Africa Different? World Development, Elsevier, 30(1), 107-119.

Azman-Saini, W.N.W, Law, S.H. & Ahmad, A.H. (2010). FDI and Economic

Growth: New Evidence on the Role of Financial Markets. Economics Letters,

107(2), 211-213.

Bai, J., & Perron, P. (1998). Estimating and Testing Linear Models with Multiple

Structural Changes. Econometrica, 66, 47-78.

Bai, J., & Perron, P. (2003). Computation and Analysis of Multiple Structural Change

Models. Journal of Applied Econometrics, 18(1), 1-22.

Balasubramanyam, V. N., Salisu, M. & Sapsford, D. (1996). Foreign Direct

Investment and Growth in EP and is Countries. The Economic Journal, 106 (434),

92-105.

Barro, R. J. (1990). Government spending in a simple model of endogeneous growth.

Journal of Political Economy, 98(2), 103–125.

Barro, R.J. & Sala-i-Martin, X. (1997). Technological Diffusion, Convergence, and

Growth. Journal of Economic Growth, Vol. 2 (1): 1-26.

Basu, P., & Guariglia, A. (2007). Foreign direct investment, inequality, and growth.

Journal of Macroeconomics, 29(4), 824–839.

Batten, J. A., & Vo, X. V. (2009). An analysis of the relationship between foreign

direct investment and economic growth. Applied Economics, 41(13), 1621–1641.

Batra, R. & Slottje, D. J. (1993). Trade Policy and Poverty in the United States:

Theory and Evidence, 1947-1990. Review of International Economics, 1 (3), 189-

208.

Belloumi, M. (2014). The relationship between trade, FDI and economic growth in

Tunisia: An application of the autoregressive distributed lag model. Economic

Bhagwati, J. N. (1985). Inveting Abroad: Esmée Fairbairn Lecture, Lancaster

University Press.

Blomström, M., & Kokko, A. (1998). Multinational corporations and spillovers.

Journal of Economic Surveys, 12(3), 247–277.

Boer, P., Bayar, A., Martinez, C., Pamukcu, T. and Hobijn, B. (2001). Did trade liberalisation induce a structural break in imports of manufactures in Turkey?

Modelling of Economic Transition Phenomena, University of Information

Technology and Management Press, 198-219.

Borenzstein, E., De Gregorio, J & Lee, J. W. (1998). How Does Foreign Direct

Investment Affect Economic Growth? Journal of International Economics, 45,

115-135.

Bruno, R. & Campos, N. (2013). Reexamining the Conditional Effect of Foreign

Direct Investment. IZA Discussion Papers from Institute of Labor Economics

(IZA), 7458.

Burnside, C. & D. Dollar (2000). Aid, Policies, and Growth. American Economic

Review, 90:4, 847-868.

Carbonell, J. B. & Werner, R. A. (2018). Does Foreign Direct Investment Generate

Economic Growth? A New Empirical Approach Applied to Spain. Economic

Geography, 94(4), 425-456.

Carkovic, M. V. & Levine, R. (2002). Does foreign direct investment accelerate

economic growth? University of Minnesota Department of Finance Working

Paper.

Choe, J. (2003). Do Foreign Direct Investment and Gross Domestic Investment

Promote Economic Growth? Review of Development Economics, 7, 44-57.

Cobb, C.W. & Douglas, P.H. (1928). A Theory of Production. American Economic

Review, 18, 139-165.

Collier, P. & Dollar, D. (2002), Aid Allocation and Poverty Reduction, European

Economic Review, 46 (8), 1475-1500.

Darku, A.B. & Yeboah, R. (2018). Economic openness and income growth in

developing countries: a regional comparative analysis. Applied Economics, 50 (8),

855-869.

De Matteis, A. (2004). International trade and economic growth in a global

environment. Journal of International Development, 16 (4), 575-588.

growth: A selective survey. Journal of Development Studies, 34(1), 1–34. De Mello, L. R. Jr. (1999). Foreign Direct Investment-Led Growth: Evidence from

Time Series and Panel Data. Oxford Economic Papers, 51 (1), 133-151.

Dougherty, C. & Dale W. Jorgenson, D. W. (1996). International Comparisons of the

Sources of Economic Growth. American Economic Review, 86 (2), 25–29.

Easterly, W. (2003). Can Foreign Aid Buy Growth? Journal of Economic

Perspectives, 17 (3), 23-48.

Edwards, S. (1992). Trade orientation, distortions and growth in developing

countries. Journal of Development Economics, 39 (1), 31-57.

Ekanayake, E. M., Vogel, R. & Veeramacheneni, B. (2003). Openness and economic growth: Empirical evidence on the relationship between output, inward FDI, and

trade. Journal of Business Strategies, 20 (1),59-72.

Gomanee, K., Girma, S. & Morrissey, O. (2015). Searching for Aid Threshold

Effects, CREDIT Research Paper, No. 03/15 (Centre for Research in Economic

Development and International Trade, University of Nottingham)

Greenwood, J. & Jovanovic, B. (1990). Financial Development, Growth, and the

Distribution of Income. Journal of Political Economy, 98, 1076-1107.

Grossman, G. & Helpman, E. (1991). Innovation and growth in the global economy.

Cambridge: MIT Press.

Griffith, R., Redding, S., Van Reenen, J. (2004). Mapping the Two Faces of R&D: Productivity Growth in a Panel of OECD Industries. The Review of Economics and Statistics; 86 (4): 883–895.

Hansen, B. (1999). Threshold Effects in Non-dynamic Panels: Estimation, Testing,

and Inference. Journal of Econometrics, 93, 345-368.

Hansen, H. & Tarp, F. (2001). Aid and Growth Regressions. Journal of Development

Economics, 64 (2), 547-570.

Hermes, N. & Lensink, R. (2003). Foreign direct investment, financial development

and economic growth. Journal of Development Studies, 40 (1), 142– 63.

Herzer, D. (2012). How does foreign direct investment really affect developing

countries’ growth? Review of International Economics, 20(2), 396–414.

Hobijn, B. & Comin, D., (2003). Cross-Country Technology Adoption: Making the

Holmes, T. J., & Schmitz, J. A. (2001). Competition at Work: Railroads vs.

Monopoly in the U.S. Shipping Industry. Federal Reserve Bank of Minneapolis

Quarterly Review, 25(2): 3-29.

Hsiao, F.S.T. & Hsiao, M.C.W. (2006). FDI, Exports, and GDP in East and Southeast

Asia - Panel Data versus Time-Series Causality Analyses. Journal of Asian

Economics, 17(6), 1082-1106.

IMF (2021). World Economic Outlook Update.

International Monetary Fund (2010). Balance of payment manual, Sixth edition.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)