Nhằm xem xét ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo đặc điểm kinh tế, nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi qui ngưỡng (TAR). TAR được phát triển bởi Tong (1978) và Hansen (1999), cho phép xem xét ảnh hưởng khác nhau của các biến giải thích lên biến phụ thuộc trong điều kiện các mức giá trị khác
nhau của một biến số được chọn làm biến ngưỡng. Sự tồn tại của biến ngưỡng tạo thành các chế độ (regime) tác động khác nhau của biến giải thích đến biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng các biến ngưỡng là đặc điểm kinh tế cần xem xét bao gồm: mức vốn FDI vào ròng nền kinh tế, phát triển tài chính (M2) và độ mở nền kinh tế (OPN). Theo đó, nghiên cứu có 3 mô hình TAR tương ứng với 3 đặc điểm kinh tế cần xem xét vai trò đối với mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Trong trường hợp 2 chế độ (1 giá thị trưỡng) mô hình (3.1) cho từng biến ngưỡng được viết lại thành mô hình (3.2), (3.3) và (3.4) như sau
𝑌, = 𝛼 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝐹𝐷𝐼, ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝐹𝐷𝐼, > 𝛾 + 𝑢, (3.2)
𝑌, = 𝛼 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝑀2, ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝑀2 , > 𝛾 + 𝑢 , (3.3)
𝑌, = 𝛼 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝑂𝑃𝑁, ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋, 𝐼 𝑂𝑃𝑁, > 𝛾 + 𝑢, (3.4) Trong mô hình (3.2), là giá trị ngưỡng, Xi,t bao gồm các biến FDI, CAP, LAB, GOV, INT, INF, OPN, C97, C08 có ảnh hưởng đến GDP phụ thuộc vào giá trị của biến ngưỡng. Để xác định số lượng ngưỡng, nghiên cứu sử dụng phương pháp của Bai & Perron (1998, 2003).
Giả thuyết về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo các đặc điểm kinh tế được xác định dựa trên lý thuyết. Đối với đặc điểm về độ lớn của FDI, nghiên cứu kỳ vọng rằng khi chưa đạt mức ngưỡng, FDI có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với khi đã vượt qua mức ngưỡng. Kỳ vọng này dựa trên lý thuyết về lợi ích biên giảm dần của vốn; hàm ý rằng khi lượng vốn càng nhiều, lợi ích mang lại trên mỗi đơn vị vốn sẽ giảm dần.
Đối với đặc điểm về phát triển tài chính, kỳ vọng được đưa ra là FDI không có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khi phát triển tài chính thấp hơn mức ngưỡng, và FDI sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi phát triển tài chính chạm và vượt qua mức ngưỡng. Phát triển tài chính là một trong những yếu tố hấp thụ ảnh hưởng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở 4 khía cạnh: (i) phân bổ vốn vào các dự án một cách hiệu quả; (ii) tạo điều kiện cho FDI có tác động tràn đến các công ty trong nước; (iii) tạo điều kiện cho phát triển kênh liên
kết sau giữa FDI và các công ty trong nước. Do vậy, khi thị trường tài chính phát triển đến một mức độ mà các chức năng tài chính được thực hiện (mức ngưỡng), FDI sẽ ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Đối với đặc điểm độ mở nền kinh tế, kỳ vọng được đưa ra là FDI không có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khi độ mở nền kinh tế thấp hơn mức ngưỡng, và FDI sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi độ mở nền kinh tế chạm và vượt qua mức ngưỡng. Độ mở nền kinh tế tạo điều kiện tăng qui mô tác động tràn của FDI đến tăng trưởng kinh tế, do vậy, cũng được xem là một yếu tố hấp thụ FDI.