0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI HƯƠNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON TẠI TRẠI LỢN KHU KHỞI NGHIỆP KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y (Trang 39 -44 )

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại

Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại tôi đã kết hợp hỏi thông tin từ cán bộ quản lí của trại, đồng thời tìm hiểu và tham khảo số liệu từ các sổ ghi chép của trại.

3.4.2.2. Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trang trại

Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Tôi trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình của trại như sau:

* Quy trình chăm sóc nái chửa

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa 1. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn F26 với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn F26 với tiêu chuẩn 1,5 - 2kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn F26 với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn F26 với tiêu chuẩn 3,5 - 4kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5kg/con/bữa.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều mỗi bữa tăng lên 0,5kg. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6kg/con/ngày.

* Phát hiện lợn nái động dục:

Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.

Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.

Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

* Đỡ đẻ cho lợn nái:

Để công tác đỡ đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm: thùng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, kéo, chỉ buộc rốn, khăn khô và bột rắc lợn con (mistran), kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng.

Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khỏe. Sau đó dùng chỉ buộc dây rốn cách rốn 1 khoảng 3cm rồi cắt bên dưới nút buộc, xịt cồn vào rốn và thả lợn vào lồng úm đã chải sẵn thảm và thắp đèn úm. Trường hợp lợn mẹ khó đẻ sau 15 - 20 phút phải có biện pháp can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ

bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con.

3.4.2.3. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc sinh viên chúng tôi tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét) + Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước.

Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.

Lịch sát trùng được trình bày qua bảng: Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng

nái chửa Chuồng đẻ

Chuồng cách ly 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực 3 Phun sát Trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi 4 Xả vôi xút

gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi

5 Phun ghẻ Phun sát trùng + Xả vôi, xút gầm Phun ghẻ 6 Phun sát Trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát Trùng Phun sát trùng 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu CN Phun sát Trùng Phun sát trùng

3.4.2.4. Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái, lợn con. Tiến hành theo dõi hàng

ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, các dịch rỉ viêm (màu sắc, mùi...), tình trạng sức khỏe lợn con, khả năng vận động,..

3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Số nái mắc bệnh

X 100 Số nái theo dõi

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Số nái khỏi bệnh

X 100 Số nái điều trị

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Thời gian điều trị

X 100 Số nái điều trị Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Số nái động dục lại X 100 Số nái động dục Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Số nái có chửa X 100

Số nái phối giống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI HƯƠNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON TẠI TRẠI LỢN KHU KHỞI NGHIỆP KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y (Trang 39 -44 )

×