Stt Công việc Số lượng theo quy định (lần) Số lượng thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 93 51,67 2 Phun sát trùng định kỳ xung
quanh chuồng trại 78 25 32,05
3 Quét và rắc vôi đường đi 180 44 24,44
Kết quả bảng 4.6 cho thấy, việc vệ sinh, sát trùng luôn được trại quan tâm và thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong thời gian thực tập tại trại em đã thực hiện được 93 lần vệ sinh chuồng (đạt 51,67%) so với số lần phải vệ sinh chuồng trong 6 tháng và 44 lần rắc vôi bột đường đi (đạt 24,44%) so với số lần phải rắc vôi trong 6 tháng. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 3 lần/tuần. Nếu trại có tình hình dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày. Kết quả em đã tham gia phun sát trùng được 25/78 lần phải phun sát trùng (đạt 32,05%) so với số lần phải phun sát trùng trong 6 tháng. Qua đó, em đã biết được cách
thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
4.3.2. Kết quả tiêm vắcxin phòng bệnh cho lợn nái
Mầm bệnh có thể ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể khi có được điều kiện thích hợp để gây bệnh. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh, thì phòng bệnh bằng vắcxin luôn được trại đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiêm phòng vắcxin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắcxin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắcxin cho lợn khỏe mạnh để tạo được miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn
Kết quả tiêm phòng vắcxin trong quá trình thực tập được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Kết quả tiêm vắcxin phòng bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại Loại lợn Bệnh được phòng Loại vaccine Liều dùng (ml/con) Đường tiêm Số con tiêm (con) Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Lợn nái
Khô thai Parvovirus 2 Tiêm bắp 9 9 100 Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 9 9 100 LMLM Aftovax 2 Tiêm bắp 9 9 100 Giả dại Begonia 2 Tiêm bắp 9 9 100
Lợn con
Dịch tả Coglapest 1 Tiêm bắp 31 31 100 Tụ huyết
trùng THT lợn 2 Tiêm bắp 31 31 100 Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia vào công tác tiêm vắcxin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con, đối với lợn nái trại đã tiêm vắcxin dịch tả, lở mồm long móng, giả dại, khô thai, em đã được tiêm phòng cho 9 lợn nái với tỷ lệ an toàn đạt 100%. Ngoài ra còn tham gia tiêm vắcxin phòng dịch tả,
tụ huyết trùng cho đàn lợn con theo mẹ 31 con, đạt tỷ lệ an toàn 100%.
4.3.3. Kết quả thực hiện điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó chúng tôi đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.
Bảng 4.8.Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại Loại lợn Tên bệnh Số lợn theo Loại lợn Tên bệnh Số lợn theo
dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn mẹ Viêm tử cung 6 2 33,33% Viêm vú 6 1 16,67%
Lợn con Tiêu chảy 31 13 41,94%
Viêm phổi 31 5 16,13%
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: lợn nái ở trại chủ yếu mắc bệnh viêm tử cung và viêm vú, trong đó tỷ lệ lợn mắc viêm tử cung là 33,33% và bệnh viêm vú là 16,67%. Như vây, so với số nái tại trại thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở trại là khá cao. Theo tôi đàn lợn nái nuôi tại trại mắc bệnh viêm tử cung cao nguyên nhân là do điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng chưa được tốt, những con lợn nái khó đẻ phải dùng đến các biện pháp can thiệp trực tiếp gây tổn thương tử cung. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản gây đến bệnh viêm tử cung ở lợn nái. Ngoài ra còn do quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh hoặc do quá trình can thiệp khi lợn nái đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm. Số lợn nái mắc bệnh viêm vú có thể kế
phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình bú gây tổn thương đầu vú lợn mẹ gây viêm.
Còn ở lợn con tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy tương đối cao 41,94%. Lợn con bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm vi trùng, do thức ăn bị hỏng. Lợn con bị tiêu chảy sẽ làm cho lợn con gầy còm ốm yếu, giảm sức đề kháng, giảm tăng trọng, thậm chí dẫn đến gây chết cho lợn con.
Lợn con mắc bệnh viêm phổi là 5 con chiếm 16,13%. Nguyên nhân là
do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra,bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi
mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh cũng có thể do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm.
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại tại trại Loại lợn Tên bệnh Thuốc và liều dùng Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Lợn mẹ Viêm tử cung Pendistrep.LA 1ml/15kgTT/lần Oxytocine 1ml/ con Tiêm bắp 5 2 2 100 Viêm vú Analgin 1ml/10kg TT/lần Vetrimoxin LA 1ml/10kgTT/lần Tiêm bắp 3 1 1 100 Lợn con Tiêu chảy Nor 100 1ml/10kg TT Tiêm bắp 1 lần 13 12 92,31 Viêm Phổi Tylogenta: 1,5ml/con/ngày Tiêm bắp 3 - 5 5 5 100
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:
- Đối với bệnh viêm tử cung ở lợn nái: Đã tiến hành tham gia điều trị 3 lợn nái bị viêm tử cung trong quá trình thực tập. Kết quả cả 3 con đều khỏi đạt tỷ lệ 100%.
Biện pháp điều trị: điều trị bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Thuốc dùng để đẩy mủ và các chất khác trong tử cung là oxytocin, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng cồn iod 10% để làm sạch tử cung đồng thời tiêm pendistrep LA có tác dụng chống viêm với liều 1ml/15kgTT/lần, thời gian điều trị 3 – 5 ngày. Đạt tỷ lệ khỏi 100%.
- Đối với bệnh viêm vú: đã tham gia điều trị 1 lợn nái, tỷ lệ khỏi 100%. Biện pháp điều trị được áp dụng là: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), tiêm analgin kết hợp với tiêm vetrimoxin LA (toàn thân). Kết quả điều trị như trên là do có trường hợp lợn nái bị viêm vú ở thể nhẹ và được phát hiện sớm nên tỷ lệ khỏi cao.
- Đối với lợn con đã tiến hành điều trị hội chứng tiêu chảy cho 13 con, thuốc điều trị tiêu chảy được dùng tại trại là nor 100 với liều 1ml/con/ngày, tiêm 1 lần duy nhất, hiệu quả điều trị khá cao. Kết quả có 12 con khỏi đạt tỷ lệ 92,31%.
- Đối với bệnh viêm phổi dùng thuốc tylogenta 1,5ml/con/ngày. Kết quả điều trị cho 5 con khỏi cả 5 con, đạt tỷ lệ 100%
Như vậy, kết quả điều trị một số bệnh cho lợn nái và lợn con ở bảng 4.9 cho thấy các bệnh này nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì kết quả khỏi bệnh rất cao. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn và gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, chúng tôi có một số kết luận như sau:
- Về hiệu quả chăn nuôi của trại: + Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt
+ Trại lợn đang phát triển, tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là số lượng nái. - Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: Trại đã thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn. Hệ thống chuồng đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông tránh ẩm thấp tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.
- Về công tác phòng bệnh: Đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại được tiêm phòng đầy đủ và em cũng đã thực hiện công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn đạt tỷ lệ an toàn 100 %.
- Tham gia phòng bệnh cho đàn lợn con bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại: thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày, quét và rắc vôi đường đi đạt kết quả từ 24,44 đến 51,67% so với công việc thực hiện tại trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại: + Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 33,33%, dùng pendistrep.LA kết hợp với oxytocin và cồn iod 10 %, kết quả khỏi 100%.
+ Bệnh viêm vú ở lợn nái nuôi tại trại mắc 16,7%, dùng analgin kết hợp với tiêm vetrimoxin LA (toàn thân), kết quả điều trị khỏi 100%.
+ Tỷ lệ lợn con mắc bệnh hội chứng tiêu chảy tương đối cao 41,94, dùng nor 100 1ml/con/ngày, tiêm 1 lần duy nhất , tỷ lệ khỏi bệnh là 92,31 %.
+ Lợn con mắc bệnh viêm phổi chiếm 1,14%. Dùng tylogenta, tỷ lệ khỏi 100%
Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, chúng tôi có một số kết luận như sau:
5.2. Đề nghị
- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.
- Thực hiện một số các biện pháp để làm hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh trên đàn lợn con như:
+ Nâng cao kỹ thuật đỡ đẻ cũng như kỹ thuật chăm sóc lợn con cho sinh viên. Hướng dẫn cho sinh viên cách phát hiện bệnh trên đàn lợn.
+ Đảm bảo khí hậu chuồng nuôi thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn con, đặc biệt giai đoạn từ 8 - 21 ngày tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Archie Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm dịch, Nxb Bản đồ, Hà Nội, tr. 53, 204 - 207
2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái – heo con – heo thịt, Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, trang 29 – 35.
3. Bilken (1994), Quản lý lợn nái, lợn hậu bị để có hiệu quả, Nxb Bản đồ.
4. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
5. Trần Thi ̣Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp TpHCM.
6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Đoàn Kim Dung, Lê Thi Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất
lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng têu chảy của lợn con ,
các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và
biện pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp,
11. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3
tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp
thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb, Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 15. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đic ̣h Lân, Trương Văn Dung (2002), Bênh phổ biến ở
lợn và biện pháp phòng trị, tâp II, Nxb Nông nghiêp ̣, trang 44 - 52.
16. Phạm Sỹ Lăng (2009), “Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học thú y, tập XVI (số 5), tr. 80 - 85.
17. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng
ởlợn,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
19. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh
lợn cao sản. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. John Nichl (1992), Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Ngọc Phụng (2004), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
23. Pierre Brouillet và Bernard Faroult (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”,Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, Trang 324 - 325.
25. Phạm Ngọc Thạch (1996), Một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng ở gia
súc, viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Nông
nghiệp, Hà Nội, tr. 20 - 32
26. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
27. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKY thú y tập 17.
28. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Trekaxova A.V, Đaninko L.M, Ponomareva M.I, Gladon N.P (1983), Bệnh
của lợn đực và lợn nái sinh sản, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
31. Gardner J.A.A., Dunkin A.C. and Lloyd L.C. (1990), “Metritis - Mastitis - Agalactia”, in Pig production in Autralia, Butterworths, Sydney,pp. 32. Glawisschning E., Bacher H (1992), “The Efficacy of Costat on E.coli
infectedweaning pigs”. 12th IPVS congress, August 17 - 22, tr. 182.
33. Nagy B, Fekete PZS (2005), “Enterotoxigenic Escherichia coli in veterinary medicine”, Int J Med Microbiol,p 295, tr. 443 - 454.
34. Radosits O. M, Blood D. C., Gay C. C., (1994), “Veterinary medicine”, A
textbook of the Diseases of cattle, Sheep, Pigs, Goát and horses, Enght edition.
35. Smith B.B, Martineau G, Bisaillon A, (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state university press, pp. 40 -57.
36. Taylor D.J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university,U.K. 37. Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis,