Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương sinh sản và nuôi con tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa chăn nuôi thú y (Trang 44)

- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện (2008), [29] trên phần mềm Excel 2007.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại lợn Khu khởi nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã cùng các cán bộ của trại trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái Hương của trại.

Tình hình chăn nuôi của trại được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn Hương của trại Khu khởi nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2018

STT Loại lợn 2018 1 Lợn đực giống 1 2 Lợn nái sinh sản 5 3 Lợn nái hậu bị 4 4 Lợn con 31 5 Lợn thịt 9 Tổng 50

Kết quả bảng 4.1 cho thấy đàn lợn Hương mới nhập về nuôi tại trại từ năm 2018, do vậy số lượng còn ít chỉ có 9 lợn nái sinh sản, trong đó có 4 nái hậu bị và 5 nái đẻ. Vì số lượng nái sinh sản ít nên trại chỉ nhập về 01 lợn đực giống đáp ứng đủ lượng tinh cho nái trong trại. Số lợn con được sinh ra đến thời điểm hiện tại là 31 con, qua quá trình trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng em nhận thấy đàn nái Hương của trang trại có năng suất sinh sản thấp, trung bình mỗi nái đẻ 5,33 con/lứa, vì vậy số lợn con ít. Lợn nái nuôi tại trại có sức khỏe tốt, nhiều sữa, đáp ứng nhu cầu sữa cho đàn con trong giai đoạn bú sữa. Từ tháng 8/2018 trại nhập về 9 lợn thịt nâng tổng số lợn toàn trại hiện nay là 50 con. Trại đã dần ổn định đi vào sản xuất và chăn nuôi.

4.2. Thực hiện biên pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái Hương sinh sản

4.2.1. Kết quả trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái Hương tại trại qua 6 tháng thực tập

Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Trong quá trình thực tập tại trại, đã trực tiếp tham gia nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý đàn lợn nuôi tại trại như sau:

Kết quả thực hiện cụ thể được trình bày ở bảng 4.2 và 4.3

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại lợn

Khu khởi nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y

Tháng Nái hậu bị (con)

Nái chửa (con)

Nái đẻ nuôi con (con) 6 4 5 0 7 4 5 0 8 3 5 1 9 3 1 5 10 3 1 5 11 0 3 6

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: trong 6 tháng thực tập tại trại em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 9 lợn nái từ giai đoạn hậu bị đến giai đoạn chửa, đẻ và nuôi con. Qua đó đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm như kỹ thuật quan sát biểu hiện của lợn mẹ trước khi đẻ để chuẩn bị lồng úm, bóng úm cho lợn con, các biện pháp chăm sóc lợn con mới sinh ra như lau nhớt ở mũi để lợn con thở, cho bú sữa đầu để tăng sức đề kháng cho lợn con, bắt lợn con vào lồng úm để tập cho lợn con khi lạnh tự vào lồng úm và giữ ấm cho lợn con trong quá trình theo mẹ.

Được trực tiếp thao tác các kỹ thuật đỡ đẻ, chăm sóc nái chửa, nái đẻ giúp em nâng cao tay nghề. Qua đó, tự tin hơn khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, chăm sóc lợn.Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tại trại lợn Khu khởi nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y

Stt Công việc Số lượng theo quyđịnh (lần) Số lượng thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)

1 Cho lợn ăn hàng ngày 360 275 76,39

2 Tắm chải cho lợn 180 116 64,44

Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, chiều và tối), lợn nái chửa ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và chiều). Trong 6 tháng thực tập đã thực hiện cho lợn ăn được 275 lần (đạt 76,39%) so với số lần phải cho lợn ăn trong 6 tháng.

Việc tắm chải cho lợn nái sinh sản cũng vô cùng quan trọng và được thực hiện thường xuyên 1 lần/ngày (trừ những ngày lạnh), trong 6 tháng thực tập đã thực hiện 116 lần (đạt 64,44%). Qua đó, em đã biết được cách chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.2.2. Kết quả thực hiện một số biện pháp thủ thuật trên đàn lợn tại trại

Ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn, em còn được học và làm một số các thao tác trên lợn như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn tại trại

STT Công việc

Thực hiện (con)

Kết quả (an toàn) An toàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(con)

Tỷ lệ (%)

1 Đỡ đẻ cho lợn nái 6 6 100

1 Mài nanh, bấm số tai lợn con 22 22 100

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại đã tham gia đỡ đẻ cho 6 lợn nái, đạt tỷ lệ an toàn 100%. Đã trực tiếp mài nanh và bấm số tai cho 22 lợn con. Lợn con sau sinh cần mài nanh luôn để tránh làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú và tránh lợn con cắn nhau. Việc bấm tai cũng cần tiến hành sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con, trong quá trình thực hiện các thủ thuật trên đều đạt tỷ lệ an toàn 100%. Đã trực tiếp tham gia thiến cho 9 lợn đực (đạt tỷ lệ an toàn 100 %)

4.2.3.Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại lợn Khu khởi nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Kết quả theo dõi tình hình sinh sản tại trang trại được em thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.5. Tình hình sinh sản của lợn nái đẻ nuôi tại trại

Tháng Số nái đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 8 1 1 100% 0 0% 9 4 3 75% 1 25% 10 0 0 0% 0 0% 11 1 1 100% 0 0% Tổng 6 5 83,33% 1 16,67%

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: lợn nái tại trại bắt đầu đẻ từ tháng 8, trong tổng số 6 lợn nái đẻ, thì có 5 lợn nái đẻ thường và 1 lợn nái đẻ khó phải can thiệp. Nguyên nhân là do lợn đẻ lần đầu cổ tử cung bé, ngôi thai không thuận, vì vậy phải can thiệp bằng thủ thuật. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn và chăm sóc tốt cho lợn nái mang thai.

4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

4.3.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập đã thực hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi b ột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Stt Công việc Số lượng theo quy định (lần) Số lượng thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 93 51,67 2 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 78 25 32,05

3 Quét và rắc vôi đường đi 180 44 24,44

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, việc vệ sinh, sát trùng luôn được trại quan tâm và thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong thời gian thực tập tại trại em đã thực hiện được 93 lần vệ sinh chuồng (đạt 51,67%) so với số lần phải vệ sinh chuồng trong 6 tháng và 44 lần rắc vôi bột đường đi (đạt 24,44%) so với số lần phải rắc vôi trong 6 tháng. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 3 lần/tuần. Nếu trại có tình hình dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày. Kết quả em đã tham gia phun sát trùng được 25/78 lần phải phun sát trùng (đạt 32,05%) so với số lần phải phun sát trùng trong 6 tháng. Qua đó, em đã biết được cách

thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.3.2. Kết quả tiêm vắcxin phòng bệnh cho lợn nái

Mầm bệnh có thể ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể khi có được điều kiện thích hợp để gây bệnh. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh, thì phòng bệnh bằng vắcxin luôn được trại đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiêm phòng vắcxin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắcxin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắcxin cho lợn khỏe mạnh để tạo được miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn

Kết quả tiêm phòng vắcxin trong quá trình thực tập được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7. Kết quả tiêm vắcxin phòng bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại Loại lợn Bệnh được phòng Loại vaccine Liều dùng (ml/con) Đường tiêm Số con tiêm (con) Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Lợn nái

Khô thai Parvovirus 2 Tiêm bắp 9 9 100 Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 9 9 100 LMLM Aftovax 2 Tiêm bắp 9 9 100 Giả dại Begonia 2 Tiêm bắp 9 9 100

Lợn con

Dịch tả Coglapest 1 Tiêm bắp 31 31 100 Tụ huyết

trùng THT lợn 2 Tiêm bắp 31 31 100 Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia vào công tác tiêm vắcxin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con, đối với lợn nái trại đã tiêm vắcxin dịch tả, lở mồm long móng, giả dại, khô thai, em đã được tiêm phòng cho 9 lợn nái với tỷ lệ an toàn đạt 100%. Ngoài ra còn tham gia tiêm vắcxin phòng dịch tả,

tụ huyết trùng cho đàn lợn con theo mẹ 31 con, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

4.3.3. Kết quả thực hiện điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó chúng tôi đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

Bảng 4.8.Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại Loại lợn Tên bệnh Số lợn theo

dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn mẹ Viêm tử cung 6 2 33,33% Viêm vú 6 1 16,67%

Lợn con Tiêu chảy 31 13 41,94%

Viêm phổi 31 5 16,13%

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: lợn nái ở trại chủ yếu mắc bệnh viêm tử cung và viêm vú, trong đó tỷ lệ lợn mắc viêm tử cung là 33,33% và bệnh viêm vú là 16,67%. Như vây, so với số nái tại trại thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở trại là khá cao. Theo tôi đàn lợn nái nuôi tại trại mắc bệnh viêm tử cung cao nguyên nhân là do điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng chưa được tốt, những con lợn nái khó đẻ phải dùng đến các biện pháp can thiệp trực tiếp gây tổn thương tử cung. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản gây đến bệnh viêm tử cung ở lợn nái. Ngoài ra còn do quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh hoặc do quá trình can thiệp khi lợn nái đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm. Số lợn nái mắc bệnh viêm vú có thể kế

phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình bú gây tổn thương đầu vú lợn mẹ gây viêm.

Còn ở lợn con tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy tương đối cao 41,94%. Lợn con bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm vi trùng, do thức ăn bị hỏng. Lợn con bị tiêu chảy sẽ làm cho lợn con gầy còm ốm yếu, giảm sức đề kháng, giảm tăng trọng, thậm chí dẫn đến gây chết cho lợn con.

Lợn con mắc bệnh viêm phổi là 5 con chiếm 16,13%. Nguyên nhân là

do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra,bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi

mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh cũng có thể do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại Loại lợn Tên bệnh Thuốc và liều dùng Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Lợn mẹ Viêm tử cung Pendistrep.LA 1ml/15kgTT/lần Oxytocine 1ml/ con Tiêm bắp 5 2 2 100 Viêm vú Analgin 1ml/10kg TT/lần Vetrimoxin LA 1ml/10kgTT/lần Tiêm bắp 3 1 1 100 Lợn con Tiêu chảy Nor 100 1ml/10kg TT Tiêm bắp 1 lần 13 12 92,31 Viêm Phổi Tylogenta: 1,5ml/con/ngày Tiêm bắp 3 - 5 5 5 100

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:

- Đối với bệnh viêm tử cung ở lợn nái: Đã tiến hành tham gia điều trị 3 lợn nái bị viêm tử cung trong quá trình thực tập. Kết quả cả 3 con đều khỏi đạt tỷ lệ 100%.

Biện pháp điều trị: điều trị bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Thuốc dùng để đẩy mủ và các chất khác trong tử cung là oxytocin, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng cồn iod 10% để làm sạch tử cung đồng thời tiêm pendistrep LA có tác dụng chống viêm với liều 1ml/15kgTT/lần, thời gian điều trị 3 – 5 ngày. Đạt tỷ lệ khỏi 100%.

- Đối với bệnh viêm vú: đã tham gia điều trị 1 lợn nái, tỷ lệ khỏi 100%. Biện pháp điều trị được áp dụng là: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), tiêm analgin kết hợp với tiêm vetrimoxin LA (toàn thân). Kết quả điều trị như trên là do có trường hợp lợn nái bị viêm vú ở thể nhẹ và được phát hiện sớm nên tỷ lệ khỏi cao.

- Đối với lợn con đã tiến hành điều trị hội chứng tiêu chảy cho 13 con, thuốc điều trị tiêu chảy được dùng tại trại là nor 100 với liều 1ml/con/ngày, tiêm 1 lần duy nhất, hiệu quả điều trị khá cao. Kết quả có 12 con khỏi đạt tỷ lệ 92,31%.

- Đối với bệnh viêm phổi dùng thuốc tylogenta 1,5ml/con/ngày. Kết quả điều trị cho 5 con khỏi cả 5 con, đạt tỷ lệ 100%

Như vậy, kết quả điều trị một số bệnh cho lợn nái và lợn con ở bảng 4.9 cho thấy các bệnh này nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì kết quả khỏi bệnh rất cao. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương sinh sản và nuôi con tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa chăn nuôi thú y (Trang 44)