Ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn, em còn được học và làm một số các thao tác trên lợn như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn tại trại
STT Công việc
Thực hiện (con)
Kết quả (an toàn) An toàn
(con)
Tỷ lệ (%)
1 Đỡ đẻ cho lợn nái 6 6 100
1 Mài nanh, bấm số tai lợn con 22 22 100
Kết quả bảng 4.4 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại đã tham gia đỡ đẻ cho 6 lợn nái, đạt tỷ lệ an toàn 100%. Đã trực tiếp mài nanh và bấm số tai cho 22 lợn con. Lợn con sau sinh cần mài nanh luôn để tránh làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú và tránh lợn con cắn nhau. Việc bấm tai cũng cần tiến hành sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con, trong quá trình thực hiện các thủ thuật trên đều đạt tỷ lệ an toàn 100%. Đã trực tiếp tham gia thiến cho 9 lợn đực (đạt tỷ lệ an toàn 100 %)
4.2.3.Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại lợn Khu khởi nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Kết quả theo dõi tình hình sinh sản tại trang trại được em thể hiện ở bảng 4.5
Bảng 4.5. Tình hình sinh sản của lợn nái đẻ nuôi tại trại
Tháng Số nái đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 8 1 1 100% 0 0% 9 4 3 75% 1 25% 10 0 0 0% 0 0% 11 1 1 100% 0 0% Tổng 6 5 83,33% 1 16,67%
Kết quả bảng 4.5 cho thấy: lợn nái tại trại bắt đầu đẻ từ tháng 8, trong tổng số 6 lợn nái đẻ, thì có 5 lợn nái đẻ thường và 1 lợn nái đẻ khó phải can thiệp. Nguyên nhân là do lợn đẻ lần đầu cổ tử cung bé, ngôi thai không thuận, vì vậy phải can thiệp bằng thủ thuật. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn và chăm sóc tốt cho lợn nái mang thai.