Lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 35 - 37)

Theo Leon Walras, trong cơ cấu nền kinh tế thị trường, có ba loại thị trường: thị trường hàng hóa, thị trường tư bản và thị trường lao động. Trong đó:

+ Thị trường hàng hóa (thị trường sản phẩm) là nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hóa là giá cả của chúng.

+ Thị trường tư bản là nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất tư bản cho vay là giá tư bản.

+ Thị trường lao động là nơi thuê mướn công nhân, tiền lương hay tiền công là giá lao động.

Ba thị trường này độc lập với nhau, song nhờ hoạt động của doanh nhân nên có quan hệ với nhau. Doanh nhân là người sản xuất hàng hóa để bán. Muốn sản xuất, doanh nhân phải vay vốn trên thị trường tư bản và thuê công nhân trên thị trường lao động, trên thị trường này doanh nhân là sức cầu.

Sản xuất được hàng hóa doanh nhân mang bán nó trên thị trường hàng hóa, ở đây doanh nhân là sức cung. Để vay tư bản, doanh nhân phải trả lãi suất, để thuê công nhân doanh nhân phải trả tiền lương, lãi suất và tiền lương gọi là chi phí sản xuất.

Nếu giá bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa của doanh nhân cao hơn chi phí sản xuất thì anh ta sẽ có lãi, doanh nhân có xu hướng mở rộng sản xuất. Để mở rộng sản xuất, anh ta phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân. Như vậy, sức cầu của doanh nhân tăng lên, làm cho giá cả tư bản và lao động tăng lên, tức là chi phí sản xuất tăng lên.

Ngược lại, khi có thêm hàng hóa, doanh nhân sẽ tăng thêm sản phẩm trên thị trường, do đó giá cả hàng hóa trên thị trường này sẽ giảm xuống, dẫn đến thu nhập của doanh nhân bị giảm xuống.

Khi thu nhập của những hàng hóa sản xuất tăng thêm giảm xuống ngang với chi phí sản xuất để sản xuất ra chúng, thì doanh nhân sẽ không có lời trong việc sản xuất thêm, nên không thuê thêm công nhân và không vay thêm tư bản nữa.

Nhờ vậy, giá cả hàng hóa, lãi suất và tiền lương ổn định, từ đó làm cho giá hàng tiêu dùng ổn định. Ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng. Ông gọi đây là sự cân bằng tổng thể giữa các thị trường.

Lý thuyết cân bằng tổng thể tìm cách giải thích cung, cầu và giá của tổng thể một nền kinh tế với đặc điểm có sự tương tác qua lại giữa rất nhiều thị trường của rất nhiều mặt hàng. Lý thuyết này chứng minh rằng giá cân bằng của các mặt hàng có tồn tại, và khi giá thị trường của tất cả các mặt hàng đạt tới trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tổng thể, theo Leontief Walras (1870). Dựa trên lý thuyết cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng để phân tích giá cả và thương mại giữa hai thị trường quốc tế trong mối quan hệ mắt xích nhiều thị trường và nhiều mặt hàng. Mô hình cân bằng tổng thế được giải thích thông qua các biến nội sinh trong mô hình như giá cả, sản lượng xuất khẩu, sản lượng nhập khẩu, thu nhập hộ gia đình… và một số biến ngoại sinh như các chỉ số co giãn, các tỷ trọng tham số… Mô hình cân bằng tổng thể có ưu điểm là cung cấp

cơ sở thực nghiệm để đánh giá tác động của chính sách thương mại (chẳng hạn thông qua FTAs). Tuy nhiên, mô hình có một số nhược điểm như vẫn chưa nhận định được tác động của các rào cản phi thuế quan (SPS, TBT…), các vấn đề liên quan đến hải quan, các tiêu chuẩn kĩ thuật.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)