Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường với bệnh viêm nhiễm đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã kim quan thạch thất hà nội và một số yếu tố liên quan​ (Trang 72 - 74)

Có mối liên quan giữa việc sử dụng biện pháp tránh thai với tình trạng mắc bệnh của đối tượng. Những phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả của một số nghiên cứu khác về mối liên quan giữa việc sử dụng các biện pháp tránh thai với tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, kết quả nghiên cứu về tình hình NKĐSS trên 150 bệnh nhân là phụ nữ từ 18 - 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cũng đã chỉ ra rằng đặt dụng cụ tử cung làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cổ tử cung - âm đạo: số phụ nữ áp dụng biện pháp này có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cao nhất chiếm 62,7% [19]. Kết luận này cũng trùng với nhận định của Lê Hoài Chương khi khảo sát các yếu tố liên quan đến VNĐSDD ở PN khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản TW cho thấy tiền sử nạo thai, sẩy thai, sinh đẻ liên quan đến khả năng bị mắc bệnh [10].

Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng nạo phá thai với tình trạng mắc bệnh của đối tượng (p>0,05). Kết quả này của chúng tôi khác với một số nghiên cứu khác trước đây giữa tình trạng nạo phá thai và tình trạng VNĐSDD. Có thể trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ có chồng, việc nạo phá thai không chịu sự kỳ ở đối tượng phụ nữ

chưa có chồ ể công khai đế ở y tế ất lượ

ảm bảo để tiếp cận dịch vụ, điều đó cũng phần nào làm giảm nguy cơ mắc VNĐSDD thông qua thủ thuật nạo phá thai của cán bộ y tế.

4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới dục dưới

Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nguồn nước sử dụng và tình trạng mắc bệnh VNĐSDD (p>0,05). Kết quả này của chúng tôi có sự khác biệt với một số nghiên cứu khác, có thể trong nghiên cứu của chúng tôi nguồn nước sử dụng đều là nước giếng (giếng khoan và giếng khơi), là nguồn nước tự nhiên do đó tỷ lệ mắc bệnh không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên có mối liên quan giữa việc sử dụng nguồn nước có qua hệ thống lọc với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD. Trong đó, những phụ nữ sử dụng nguồn nước không qua hệ thống lọc có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ sử dụng nguồn nước đã qua hệ thống lọc (p<0,05). Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày là vô cùng quan trọng và có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng mắc bệnh VNĐSDD nói riêng và sức khỏe của người phụ nữ nói chung.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tình trạng có nhà tắm với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD. Trong đó, những phụ nữ mà gia đình có nhà vệ sinh/ nhà tắm khép kín trong nhà thì khả năng mắc bệnh thấp hơn so với những phụ nữ không có nhà vệ sinh/nhà tắm khép kín (p<0,05). Có nhà vệ sinh/nhà tắm trong nhà thì điều kiện vệ sinh của phụ nữ thuận lợi hơn, cả việc vệ sinh thông thường, vệ sinh kinh nguyệt, và nhất là vệ sinh trước và sau QHTD, khi đó sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quốc năm 2012 tại Hưng Yên [35]. Như vậy, điều kiện vệ sinh môi trường sống cũng liên quan rất nhiều đến tình trạng NKĐSS.

Điều này cho thấy việc tuyên truyền tập trung cải thiện môi trường sống hợp vệ sinh cũng là rất cần thiết đối với chị em phụ nữ. Do đó, việc khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và có nhà tắm/nhà vệ sinh khép kín, riêng biệt cũng là một trong những biện pháp đáng được quan tâm trong việc góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh NKĐSDD. Tuy nhiên, trên thực tế để thực hiện được điều này cần có sự quan tâm đúng mức của địa phương trong việc tuyên truyền và hỗ trợ một phần kinh phí để các hộ gia đình có điều kiện để xây dựng.

4.3.4. Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Khi so sánh tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD với việc tiếp cận dịch vụ y tế tại địa phương cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trong nhóm phụ nữ đã từng nghe nói về VNĐSDD là thấp hơn trong nhóm phụ nữ chưa từng nghe nói về VNĐSDD. Tỷ lệ đối tượng chưa từng nghe nói về VNĐSDD ở mức cao 20,5%. Điều này có thể được giải thích do những người phụ nữ đã từng nghe nói về bệnh thì họ sẽ có kiến thức về bệnh tốt hơn những phụ nữ chưa từng nghe nói đến bệnh, do đó tỷ lệ mắc bệnh là thấp hơn. Ngoài ra, việc phần lớn đối tượng đã từng đi khám phụ khoa (82,8%) nhưng chủ yếu khám theo chiến dịch (hơn ½ đối tượng, chiếm 53,8%) và tỷ lệ đối tượng đi khám định kỳ dưới 20% có ảnh hưởng đến việc phát hiện bệnh sớm, nhất là các bệnh có diễn biến âm thầm và khó phát hiện như viêm CTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã kim quan thạch thất hà nội và một số yếu tố liên quan​ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)