làm sức miễn dịch giảm sút rõ rệt. Dinh dưỡng tốt phải bảo đảm đủ về mặt lượng và tốt về mặt chất. Ngay cả phương pháp cho ăn, đặc biệt là đối với gia súc non, và việc sử dụng thức ăn thích hợp theo nhu cầu của lứa tuổi cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của chúng. Cho ăn thiếu hoặc không cân băng về chất dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Nếu động vật bị đói thì kháng thê hình thành kém. Khi gây tối miễn dịch cho ngựa, nêu khâu phân thức ăn thiếu chất thì hiệu giá kháng thể trong huyết thanh thâp. Khi tiêm cho thỏ vi khuẩn Øzzcei1a, nêu được nuôi dưỡng tốt thì hiệu giá ngưng kết của huyết thanh giữ được lâu hơn so với huyết thanh của thỏ nuôi dưỡng kém. Khi bị đói, hiện tượng thực bào và sức chống đỡ của tế bào sẽ giảm. Bỏ câu bị đói có thể
mắc bệnh nhiệt thán mặc dù bình thường chúng không mắc bệnh này. Các chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu cần thường phải chú ý trong khâu phân ăn là protein, vitamin và muối khoáng.
-Profein là yêu tỗ dinh dưỡng nguyên liệu đặc biệt quan trọng trong việc tổng hợp mới, tích lũy và dự trữ protein, là hàng rào tự vệ của cơ thể chống cảm nhiễm vì các ølobulin miễn dịch (kháng thể), bổ thể, enzym đều có bản chất hóa học là protein và được cơ thê tổng hợp từ axit amin cung cấp trong thức ăn dưới dạng protein.
Sự phản ứng của tế bảo B (thành thục, đã mang kháng thể bề mặt) đối với kích thích của kháng nguyên để biệt hóa thành tương bảo (plasmocyte) sản sinh kháng thể phụ thuộc vào chất và lượng protein đưa vào cơ thể. Khi đói protein, cường độ tạo kháng thể
giảm, tác động thực bào kém, tác dụng diệt trùng của dịch thê giảm, khi đó động vật dễ
mắc một số bệnh như viêm phổi, phó thương hàn, sây thai truyền nhiễm.... Đói protein còn dẫn đến việc tiêu thụ nhiều protein tích lũy trong tổ chức (mô), kể cả globulin miễn dịch. Hơn nữa, việc sử dụng protein trong mô khi bị đói protein dẫn đến việc hình thành những sản phẩm trung gian không có lợi như tăng lượng ammoniac,... làm chức năng øan
bị hao kiệt, kết quả là việc tổng hợp các yếu tố miễn dịch như bồ thể, kháng thê,... bị ảnh
hưởng xâu.
Sức đề kháng tự nhiên của cơ thê chống bệnh truyền nhiễm không chỉ do thức ăn thiêu protein. Thức ăn cân có và cân đôi các axit amin, đó là những chât tham gia vào việc tông hợp protein của súc vật, giữ vững sức đê kháng của chúng.
Nếu đủ lượng protein trong khâu phân thức ăn (khi chưa đủ gây rối loạn tiêu hóa và quá trình trao đổi protein) thì động vật có sức đề kháng tốt, hiệu quả sản xuất các sản phẩm cao. Tuy nhiên, hàm lượng quá cao trong khẩu phân ăn cũng có tác dụng không tốt. Thức ăn quá nhiều protein làm tăng lượng vi khuẩn lên men thối trong đường ruột, làm giảm khả năng tự vệ của đường ruột. Protein thừa trong cơ thể bị phân giải tạo nên nhiều indol, scafol,... là những chất độc, hoặc axit uric, axit sulfÑric,... gây trạng thái axit hóa
nội môi làm giảm hoạt tính diệt trùng của dịch thể. Axit thừa liên kết với muối calci và
phosphor làm xương bị hao mòn dẫn đến còi xương, làm giảm sút sức đề kháng của cơ thê.
-Vifamin là những hợp chất hữu cơ rất cần đối với các quá trình chuyển hóa của cơ thê động vật nhưng chúng không tự tổng hợp được và phải đưa vào cơ thể chủ yếu theo thức ăn. Vitamin không có giá trị nhiệt lượng và xây dựng tế bảo, tô chức, song với một lượng rất nhỏ, nó đóng vai trò kích thích sinh học trong trao đổi chất và tất cả các quá trình sống của cơ thể, nên không thể thiếu trong thức ăn. Về giá trị dược lý các chế phẩm vitamin có hai tác dụng: phòng các quá trình bệnh lý do thiếu vitamin (phù do thiếu vitamin BI, chăng hạn) và tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, bảo đảm sự hoạt động điều hòa của các cơ quan nội tạng, làm cơ thể phát triển bình thường, chóng hỏi phục sức khỏe sau khi khỏi bệnh.
Vitamin A có ý nghĩa quan trọng đối với sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Thức ăn có đủ vitamin sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Khi thiếu
vitamin A, cơ thể chậm phát triển, thể trọng giảm, súc vật mệt mỏi, suy nhược, kém ăn,