Tuổi và giới của các bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tỉ lệ tổn thương bàn chân và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đtđ người cao tuổi (Trang 55 - 56)

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 67,04 ± 8,55, trong đó tuổi thấp nhất là 60 (Biểu đồ 3.1). So sánh với nghiên cứu của tác giả Fatma Al – Maskari [33] (tuổi thấp nhất là 38, tuổi trung bình là 53 ± 13), đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi cao hơn. Điều này là hợp lý do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên những bệnh nhân ĐTĐ ngƣời cao tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi tƣơng đồng với nghiên cứu của A.Sämann [19] (trên quần thể BN ĐTĐ týp 2 tại Đức có tuổi trung bình là 66 ± 10).

Về giới thì trong số 300 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 174 bệnh nhân nữ và 126 bệnh nhân nam tƣơng ứng với tỉ lệ 58% nữ và 42% nam (Biểu đồ 3.2). Nhƣ vậy số lƣợng bệnh nhân nữ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với bệnh nhân nam. Nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự kết quả của Trần Thị Lệ Thanh [12] nữ 58%, nam 42%.

4.1.2. Thời gian phát hiện ĐTĐ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Biểu đồ 3.3) cho thấy nhóm các bệnh nhân đƣợc phát hiện trong khoảng 4 – 10 năm chiếm tỉ lệ nhiều nhất (42%), nhóm bệnh nhân đƣợc phát hiện ĐTĐ trong khoảng 2 – 3 năm chiếm tỉ lệ 22%. Nhóm bệnh nhân mới phát hiện trong 1 năm và đã phát hiện trên 10

năm chiếm tỉ lệ ít hơn. So sánh với nghiên cứu của Fatma Al – Maskari [33] tiến hành trên 513 bệnh nhân thuộc các Tiểu vƣơng quốc Ả rập thống nhất cho thấy thì nhóm phát hiện bệnh trong khoảng 1 – 5 năm là 40%, nhóm phát hiện bệnh trong khoảng 6 – 10 năm là 32,3%, sở dĩ có sự khác biệt này là do sự khác nhau về đối tƣợng nghiên cứu (đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân trên 60 tuổi) và chủng tộc nên cách phân chia các nhóm tuổi và thời gian mắc bệnh có khác nhau nhƣng chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân nghiên cứu đƣợc phát hiện trong khoảng từ 2 – 10 năm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tƣơng tự.

4.1.3. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn liên quan đến khả năng tự kiểm soát và ý thức tự theo dõi và phát hiện sớm các tổn thƣơng bàn chân ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.1) cho thấy các bệnh nhân có trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỉ lệ cao nhất 58,3%, cấp 3 chiếm 19,7%, cấp 1 chiếm 14,3%. Những bệnh nhân có trình độ trên cấp 3 chiếm tỉ lệ thấp 7,3%. Chỉ có 1 bệnh nhân (0,3%) là không biết chữ. Nhƣ vậy đa số các đối tƣợng trong nghiên cứu đều đã hoàn thành phổ cập giáo dục, điều này phù hợp với điều kiện đất nƣớc đang phát triển. So sánh với nghiên cứu của Fatma và cộng sự [33] trong nghiên cứu của tác giả này tỉ lệ thất học lên tới 62,8%. Sự khác biệt này có thể do đặc điểm xã hội của nhóm đối tƣợng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tỉ lệ tổn thương bàn chân và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đtđ người cao tuổi (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)