v. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.5 Hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu của đề tài
Qua nghiên cứu tổng quan về các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý khí thải của BXT, có thể thấy rằng sấy nóng nhanh BXT trong giai đoạn khởi động lạnh và chạy ấm máy là giải pháp hữu hiệu để giảm phát thải của động cơ trong giai đoạn này, góp phần giảm phát thải chung của động cơ trong chu trình sử dụng. Nhiều biện pháp sấy nóng nhanh BXT trong giai đoạn khởi động lạnh và chạy ấm máy đã được nghiên cứu ứng dụng cho BXT trên ô tô, trong đó sấy nóng bằng dòng điện cao tần cho thấy có tiềm năng và tính ưu việt lớn trong khi đó chưa có một nghiên nào về sấy nóng BXT xe máy trong giai đoạn khởi động lạnh và chạy ấm máy. Chính vì vậy, để giảm phát thải của xe máy trang bị BXT xử lý khí thải, NCS chọn giải pháp sấy nóng nhanh BXT trong giai đoạn khởi động lạnh và chạy ấm máy bằng dòng điện cao tần. Nghiên cứu được thực hiện trên xe máy Honda Lead 110 với các nội dung chính như sau:
- Nghiên cứu tổng quan về các biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý khí thải để giảm phát thải của động cơ trang bị BXT, từ đó chọn giải pháp để nghiên cứu áp dụng;
24
- Nghiên cứu mô phỏng động cơ trong giai đoạn khởi động lạnh và chạy ấm máy để xác định thành phần, lưu lượng và nhiệt độ khí thải ra khỏi động cơ làm số liệu đầu vào cho việc nghiên cứu hiệu quả của BXT;
- Nghiên cứu mô phỏng hệ thống thải để xác định trường nhiệt độ khí thải trên đường thải để xác định vị trí thích hợp lắp BXT nghiên cứu;
- Nghiên cứu mô phỏng BXT được sấy nóng bằng dòng điện cao tần để đánh giá ảnh hưởng của các chiến lược sấy nóng đến trạng thái nhiệt và hiệu quả xử lý khí thải của BXT trong giai đoạn khởi động lạnh và chạy ấm máy, từ đó đề xuất đưa ra chiến lược sấy phù hợp;
- Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định các thông số đầu vào cho các mô hình mô phỏng, hiệu chỉnh và đánh giá độ tin cậy của các mô hình mô phỏng và động thời đánh giá hiệu quả của giải pháp nghiên cứu.