Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Khóa luận trung cấp lý luận chính trị thực trạng, giải pháp công tác xoá đói , giảm nghèo ở thị xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 33 - 35)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Để kết quả kiểm tra, đánh giá được khách quan, Đảng bộ địa phương cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, công khai các Chương trình, Dự án, nhất là nguồn lực tài chính để thực hiện giải pháp. Việc công khai sẽ giúp cho các cơ quan thực hiện quyền kiểm tra, giám sát dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin làm nền tảng cho việc đưa ra các kết luận kiểm tra, giám sát. Đồng thời việc công khai, minh bạch cần phải gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện, đây là tiền đề để xác định quyền hạn cũng như trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào quá trình thực hiện.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện kiểm tra giám sát, nhất thiết phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa phương đặc biệt là sự tham gia của đại diện người dân như: già làng, trưởng bản hoặc đại diện người nghèo, hộ nghèo. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, và của chính các đối tượng giải pháp trong hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chinh sách XĐGN sẽ làm cho hoạt động này trở lên minh bạch hơn, tránh bao biện hoặc hạn chế những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình kiểm tra, giám sát.

Như vậy, có theo dõi đánh giá thường xuyên mới rút được kinh nghiệm và tìm ra các mô hình tốt nhất. Đánh giá giúp gắn trách nhiệm của các chủ thể trong

thực hiện giải pháp với kết quả, hiệu quả đạt được. Ngoài ra, còn tăng cường sự giám sát cộng đồng, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo bền vững ở thị xã Mường Lay.

Một phần của tài liệu Khóa luận trung cấp lý luận chính trị thực trạng, giải pháp công tác xoá đói , giảm nghèo ở thị xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 33 - 35)

w