Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 32)

4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Những năm qua, việc sử dụng đất đai của xã Thị Hoa có sự thay đổi theo hướng tăng dần đất lâm nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là hơn 2.742,77 ha năm. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trên 90%, đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 5% còn lại là đất chưa sử dụng. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chính vì thế đất nông nghiệp giảm nên một phần diện tích đất

nông nghiệp được chuyển sang cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư như: Các công trình giao thông, trường học, ủy ban nhân dân, đồn biên phòng,... Bên cạnh đó, dân số và lao động ở xã Thị Hoa hàng năm cũng tăng đáng kể, nên xã có dành quỹ chuyển đổi đất sang đất phục vụ nhà ở.

Về diện tích đất trồng mía của xã trong 3 năm gần đây liên tục tăng, dao động trong khoảng 30 - 45% đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng mía toàn xã năm 2018 là 180 ha nhưng đến năm 2020 tăng lên 232 ha. Các loại có xu hướng tăng nhẹ như: đất ở, đất trồng cây hàng năm. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của hộ xu hướng giảm.(Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng (2020),

văn bản quyết định công nhận xã Thị Hoa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, UBND tỉnh Cao Bằng)[10]

Diễn giải Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So Sánh (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 19/18 20/19 I. Tổng diện tích đất tự nhiên 2742,43 100,00 2742,43 100,00 2742,43 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 2527,01 92,14 2506,67 91,40 2498,19 91,09 99,19 99,66 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 483,19 19,12 498,03 19,87 509,86 20,41 103,07 102,38 - Đất trồng cây hàng năm 483,19 100 498,03 100 509,86 100 103,07 102,38 + Đất trồng lúa 215,10 44,52 214,62 43,09 209,51 41,09 99,78 97,62 + Đất trồng mía 180,00 37,25 212,00 42,56 232,00 45,50 117,78 109,43 1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 2043,30 80,86 2007,80 80,10 1987,31 79,55 98,26 98,98 1.3 Đất nông nghiệp khác 0,52 0,02 0,84 0,03 1,02 0,04 161,54 121,43 2, Đất phi nông nghiệp 141,70 5,17 164,61 6,00 176,75 7,08 116,17 107,38

2,1 Đất ở 29,10 20,54 31,07 18,87 30,46 17,23 101,65 98,04

2,2 Đất chuyên dụng 87,37 61,66 107,17 65,11 118,71 67,16 106,77 110,77 2,3 Đất phi nông nghiệp khác 25,23 17,80 26,37 16,02 27,58 15,60 104,52 104,59 3, Đất chưa sử dụng 73,72 2,69 71,15 2,60 67,49 2,46 96,51 94,86

II. Một số chỉ tiêu BQ

2,1 Đất nông nghiệp/hộ 6,70 -- 6,65 -- 6,63 -- -- --

2,2 Đất trồng mía/hộ 0,45 -- 0,38 -- 0,30 -- -- --

4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Mỗi quốc gia dân số và lao động luôn là nhân tố hàng đầu cho phát triển kinh tế xã hội. Nơi có lực lượng lao động dồi dào, chất lượng tốt thì nơi đó phát triển tạo điều kiện để nâng cao đời sống. Ngược lại, nơi có nhân lực lao động thấp thì nơi đó kém phát triển.

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã hiện nay trên địa bàn xã có 419 hộ, được chia cho 9 cơ sở xóm hành chính (2020). Hàng năm số hộ đều tăng lên khoảng 5 - 8 hộ, đây là do các gia đình tách hộ. Dân số tăng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn lao động, nhưng cũng gây sức ép lên vấn đề việc làm và trật tự an toàn xã hội trong xã. Xã Thị Hoa là xã có dân số trẻ cao tạo tiềm lực cho phát triển kinh tế, năm 2018 có 403 hộ và có tổng dân số là 1.432 người trong đó có 1.010 trong độ tuổi lao động chiếm gần 71%, còn lại là người già và trẻ em. Dân tộc Nùng toàn xã có 955 người chiếm 67%, Tày có 477 người chiếm 33%. Đến năm 2020 dân số của xã Thị Hoa đã tăng lên 31 người, đây là lực lượng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội của xã. Hiện nay do sức hút và phát triển của các khu công nghiệp nên lao động trong những năm qua tình trạng thiếu lao động trong vụ mùa. Chính vì thế, vấn đề thiếu lao động thời vụ đã trở thành vấn đề khó khăn cho chính quyền xã.

Lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao 98% lao động của xã, lao động khác chỉ chiếm hơn 1%. Năm 2018 có 1.432 người trong đó lao động nông nghiệp chiếm 944 chiếm 69,41% dân số còn LĐ CN - DV - TM thì rất ít. Đến năm 2020 lao động nông giảm đi còn 1.171 lao động, nhưng không đáng kể. Do chuyển sang hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Vì đa số là lao động nông nghiệp nhưng đất đai ngày càng ít. Điều đó đã tạo ra vấn đề di cư lao động xuống các khu công nghiệp, gây nên tình trạng thiếu lao động trong thời gian thu hoạch mía.

Diễn giải

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So Sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 19/18 20/19 1. Dân số 1432 100,00 1525 100,00 1556 100,00 106,49 102,03 - Nam 737 51,47 802 52,59 810 52,05 108,82 101,12 - Nữ 695 48,53 718 47,08 746 47,95 103,90 108,64 2. Tổng lao động (Người) 1010 70,53 1158 75,93 1212 76,23 114,65 104,66

2.1. Lao động nông nghiệp 994 69,41 1129 74,03 1171 73,65 113,58 103,72

2.2 LĐ CN-DV-TM 16 1,12 29 1,90 41 2,58 181,25 141,38

3. Tổng số hộ 303 -- 410 -- 419 -- 135,31 102,20

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông trong hiện nay vô cùng phát triển và được nâng cấp đến các vùng khó khăn trong xã. Xã Thị Hoa có tỉnh lộ 214 chạy qua theo chiều Bắc - Nam, kéo dài đến cửa khẩu Bí Hà trên địa phận xã và có hệ thống đường giao thông liên xã, liên xóm. Có vị trí và hệ thống giao thông như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế - xã hội, trung chuyển, giao thương hàng hóa giữa các vùng của tỉnh Cao Bằng và giao thương với Trung Quốc. Đây cũng là nơi trao đổi nông sản trên thị trường, cũng như mía cây từ vùng sản xuất đến nhà máy đường ở trong nước và nước ngoài nhất là Trung Quốc.

- Hệ thống lưới điện hiện nay trên địa bàn xã đã có đầy đủ 100%, có các trạm điện chạy bằng nước, phục vụ đầy đủ điện cho sản xuất trên địa bàn.

- Có hệ thống thủy lợi từ các sông suối, kênh mương kiên cố đã được nâng cấp và đưa nước tới đồng ruộng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng khô hạn, thiếu nước vào mùa khô gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

- Về y tế giáo dục, hiện nay xã Thị Hoa có một trạm khám chữa bệnh cho người dân. Trường học đã đáp ứng đủ nhu cầu cho học tập của các em học sinh trên địa bàn xã gồm 2 trường tiểu học, một trường trung học cơ sở, tất cả đều được xây dựng mới, trang thiết bị đủ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc cho cán bộ viên chức phục vụ cho công tác y tế - giáo dục cho nhân dân trong xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)