Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 63 - 67)

và kinh doanh mía trên địa bàn xã Thị Hoa

4.3.3.1. Nhận thức của các hộ điều tra

Trong quá trình làm việc và những ý kiến của người dân đưa ra đã cho ta thấy nhận thức của hộ điều tra về tầm quan trọng và mối quan hệ của các nhân tố và biện pháp canh tác đối với năng suất mía.

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ VENN phán ánh nhận thức của các hộ điều tra đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía

Qua sơ đồ trên, sự tác động của các yếu tố khác nhau đến năng suất mía. Trong quá trình làm việc với các trưởng xóm và các chủ hộ, ta thấy các hộ đã nhận thức được khi có một loại giống tốt thì sẽ tạo ra năng suất cao và cũng là nhân tố quyết định đến năng suất mía và hộ cho biết rằng xu hướng hộ sẽ áp dụng và chuyển sang trồng giống mới có năng suất cao hơn giống Đại Đường 22.

Thời tiết Giống Năng xuất mía Thu hoạch Sâu bệnh Làm cỏ Phân bón

Do điều kiện khí hậu, thời tiết, do đặc điểm, tính chất của cây mía, nên việc trồng và thu hoạch mía mang tính chất thời vụ rất cao. Chất lượng mía phụ thuộc rất lớn vào giống mía, điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật canh tác mía và công tác thu hoạch, vận chuyển mía. Tiếp theo là các nhân tố phân bón, thời tiết, sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất mía.chúng ta không thể thay đổi được yếu tố thời tiết. Do vậy, các hộ nên áp dụng biện pháp canh hiện đại, mới để giảm sự tác động bất lợi của thời tiết. Yếu tố phân bón cũng tác động đến năng suất mía, khi có sự đầu tư về phân bón sẽ tạo ra năng xuất cao. Vấn đề sâu bệnh luôn tác động đến cây trồng nhưng có thể khắc phục qua cải thiện giống và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm nhân tố ít ảnh hưởng đến năng suất mía là làm cỏ và thu hoạch. Các nhân tố này ít ảnh hưởng hơn nhưng nông hộ không được chủ quan mà cần có biện pháp hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí này ví dụ như có thể tận dụng công lao động hợp tác.

Người nông dân trong địa bàn xã Thị Hoa đã nhận thức được các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất mía của nông hộ, giúp cho các hộ có biện pháp hợp lý để trồng mía hiệu quả hơn. Với điều kiện hiện nay việc giải quyết các vấn đề cùng một lúc là rất khó để thực hiện nên ưu tiên giải quyết từng vấn đề cụ thể. Cần có những biện pháp hợp lý để khắc phục những khó khăn, tồn tại và đồng thời phát huy những điều kiện thuận lợi mà vùng đã có.

4.3.3.2. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động sản xuất và kinh doanh mía ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của xã Thị Hoa

Qua điều tra, các hộ cho biết một số khó khăn mà các hộ thường xuyên gặp phải tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.15. Những khó khăn gặp phải trong sản xuất mía

Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) 1. Thiếu vốn sản xuất 35 58,33 2. Kỹ thuật 40 66,67 3.Tưới tiêu 25 41,67 4.Quỹ đất hạn hẹp 32 53,33 5. Thiếu lao động 33 55 6. Sâu bệnh 56 93,33 7. Giá cả 42 70 8. Thời tiết 60 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

Trong 3 xóm, có 35 hộ gặp khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất mía chiếm 58,33%. Vốn là yếu tố quan trọng trong đầu tư sản xuất, nếu không chủ động nguồn vốn để sản xuất thì sẽ không đầu tư kịp thời các yếu tố đầu vào làm cho kết quả không đạt mức tối ưu. Cụ thể như trong việc trồng mía, nếu đến giai đoạn mía cần đầu tư phân bón mà hộ gia đình thiếu vốn để mua phân thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mía. Trong thời kỳ mía lên lóng nếu không được bón thêm phân thì sẽ dẫn đến cây còi cọc, lóng mía ngắn, năng suất và chất lượng kém. Vì thế cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền địa phương để bà con nông dân có thể chủ động hơn trong việc đầu tư vào sản xuất.

Lao động cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và trong việc trồng mía nói riêng. Có 32 hộ (55%) gặp khó khăn về lao động. Giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra như phân bón cũng gây khó khăn cho người sản xuất.

a. Khó khăn và tồn tại trong sản xuất

- Nguồn vốn đầu tư vẫn ít, đa phần tập trung ở các nhóm hộ QMN.

- Công tác tập huấn khuyến nông cho hộ trồng mía chưa được quan tâm nhiều nên người dân không nắm được những phương pháp kỹ thuật hiện đại, các loại giống mới nên còn tồn tại tình trạng canh tác lạc hậu. Chủ yếu là giống Đại Đường 22, và giống Đại Đường 25 một số ít là giống địa phương cho năng suất thấp, việc nghiên cứu giống mía phù hợp với tính chất đất đai, thổ nhưỡng của xã còn hạn chế.

- Diện tích trồng mía của các nông hộ vẫn nhỏ lẻ phân bố không đồng đều, diện tích trồng mía phần lớn là đất đồi cách xa trục đường chính nên ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển. Số hộ có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha chiếm 50% với diện tích bình quân là 0,405 ha/hộ ở QMN. Số hộ có diện tích từ 0,5 - 1 ha chiếm 33,33%, quy mô đất đai ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất trồng và kinh doanh mía.

- Ảnh hưởng bởi thời tiết, hạn hán, lũ lụt xảy ra nên mía không được tưới

tiêu vào mùa khô, sâu bệnh thường xuyên diễn ra trên diện rộng vào mùa mưa.

- Biện pháp thâm canh chưa được áp dụng rộng rãi, lượng phân bón chưa

b. Khó khăn và tồn tại trong tiêu thụ

Công tác tiêu thụ mía của dân vẫn chịu sự chi phối của nhà máy Tân Đại Đường (Trung Quốc) về lịch thu hoạch. Lịch thu hoạch có khi không đều, không đúng lịch thu hoạch đã ảnh hưởng đến năng suất mía của vụ sau. Ngoài ra những vướng mắc về thủ tục xuất khẩu mía của phía Hải quan Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển mía.

Giá cả ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống sinh hoạt của người nông dân. Trong đó, giá cả đầu vào là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả sản xuất mía. Phần lớn vốn tự có để đầu tư sản xuất mía của các hộ QMN chiếm tỷ lệ nhỏ còn ở các hộ QMV và QML tỉ lệ vốn tự có cao, nhưng hiện nay giá cả vật tư ngày càng tăng cao, đặc biệt là giá phân bón đó là nguyên nhân làm giảm khả năng đầu tư của hộ. Đầu tư thấp dẫn đến năng suất thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)