Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 50 - 63)

4.3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của nhóm hộ điều tra

Hiện nay các hộ dân đã tận dụng được hết các lợi thế diện tích vào trong sản xuất để tăng năng suất và sản lượng nên năng suất và sản lượng của các hộ là khá cao.

Bảng 4.10. Kết quả diện tích, năng suất, sản lượng theo giống mía của các nhóm hộ điều tra

(Tính bình quân cho 1 hộ)

Diễn giải ĐVT Chia theo quy mô BQC

QMN QMV QML

1. Diện tích mía BQ/1 hộ -- -- -- -- --

Giống Đại Đường 22 Ha 0,37 0,57 1,03 0,57

Giống Đại Đường 25 Ha 0,21 0,34 0,44 0,34

2. Năng suất mía -- -- -- -- --

Giống Đại Đường 22 Tấn/ha 59,80 57,8 55,87 57,8 Giống Đại Đường 25 Tấn/ha 59,10 60,63 60,06 60,63

3. Sản lượng -- -- -- -- --

Giống Đại Đường 22 Tấn 22,01 31,68 55,58 31,68 Giống Đại Đường 25 Tấn 13,46 20,32 26,24 20,32

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

Diện tích mía của các nhóm hộ theo loại giống cũng có nhiều sự khác biệt. Nhóm QMN, QML diện tích mía chủ yếu là Tân Đại Đường 22 lần lượt là 0,37 ha; 1,03 ha, nhóm QMV 0,60 ha.

Như vậy, diện tích mía bình quân của hộ là 0,83 ha, trong đó diện tích mía ở QMN là 0,58 ha, QMV là 0,95ha và QML 1,47ha. Hầu như, các hộ sử dụng

giống mía Đại Đường 22 với diện tích bình quân 0,57 ha, còn giống Đại Đường 25 bình quân 0,34 ha/hộ. Vì lo rủi ro nên số hộ đầu tư trồng giống mới đang còn ít chỉ có nhóm QMV đầu tư nhiều cho giống mới.

Giống mía Đại Đường 22 cho năng suất thấp hơn giống Đại Đường 25 ở hai nhóm hộ QMV, QML từ 3-5 tấn/ha. Còn nhóm hộ QMN giống Đại Đường 22 có năng suất cao hơn Đại Đường 25 (0,70 tấn/ha). Vậy các hộ QMN sử dụng giống Đại Đường 25 chưa thật sự hiệu quả, do các hộ chưa nắm rõ kĩ thuật chăm sóc chủ yếu dựa theo kinh nghiệm trồng giống Đại Đường 22. Bình quân chung giống Đại Đường 22 có năng suất thấp hơn Đại Đường 25 (57,80 tấn/ha với 60,63 tấn/ha).

Vì vậy, sở cần tích cực hơn trong việc tuyên truyền kĩ thuật, cũng như các biện pháp thâm canh đối với nhóm QMN về giống Đại Đường 25. Với diện tích đất đai lớn, các hộ QML cũng có sản lượng lớn hơn 2 nhóm hộ còn lại

4.3.2.2. Đầu tư chi phí cho sản xuất mía của hộ điều tra

Do điều kiện các hộ là khác nhau nên tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất mía nguyên liệu cũng khác nhau giữa các nhóm hộ. Trong đó nhóm hộ QMN có tình hình đầu tư chi phí là cao nhất 45,12 triệu đồng/ha, nhóm hộ QMV 42,9 triệu đồng/ha; nhóm hộ QML 42,24 triệu đồng/ha. Cho thấy mức đầu tư này phù hợp với tình hình đầu tư của các hộ trong thực tế vì tiềm lực kinh tế của các hộ đáp ứng tốt ở các quy mô. Mức thu nhập của người dân các nhóm hộ đã được nâng cao hơn nhiều so với các năm trước nên đã có sự đầu tư nhiều cho việc trồng và chăm sóc mía giúp nâng cao năng suất mía.

Bảng 4.11. Chi phí sản xuất mía nhóm hộ điều tra theo quy mô (Tính bình quân 1ha) Chỉ tiêu QMN QMV QML GT % GT % GT % (1000đ) (1000đ) (1000đ) Tổng chi phí (TC) 21,80 100,00 24,34 100,00 28,55 100,00 1. CPTG (IC) 17,45 80,05 19,30 79,29 22,84 80,00 Giống 5,24 24,04 6,05 24,86 7,53 26,38 phân bón 10,32 47,34 11,33 46,55 15,58 54,57 BVTV 0,55 2,52 0,75 3,09 0,95 3,33 Chi phí khác 1,34 6,15 1,20 4,93 0,78 2,73 2. Chi phí DV 4,35 19,96 5,94 24,41 6,56 22,98

Thuê cày bừa 0,60 2,75 0,70 2,88 0,96 3,35

thuê chặt mía 3,35 15,38 4,67 19,17 4,80 16,81 Thuê phun thuốc

sâu 0,40 1,83 0,57 2,33 0,86 3,01

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

Hiện nay, điều kiện các hộ là khác nhau nên tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất mía cũng khác nhau giữa các nhóm hộ. Trong nhóm hộ QMN có tình hình đầu tư chi phí là 21,80 triệu đồng/ha, nhóm hộ QMV 24,34 triệu đồng/ha; nhóm hộ QML 28,55 triệu đồng/ha. Cho thấy mức đầu tư này phù hợp với tình hình đầu tư của các hộ trong thực tế vì tiềm lực kinh tế của các hộ đáp ứng tốt ở các quy mô. Mức thu nhập của người dân các nhóm hộ đã được nâng cao hơn nhiều so với các năm trước nên đã có sự đầu tư nhiều cho việc trồng và chăm sóc mía giúp nâng cao năng suất mía.

Trong hoạt động trồng mía yếu tố: giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí thuê chặt mía, công lao động. Qua bảng số liệu điều tra thu thập được, Chi phí trung gian bình quân của nhóm hộ QMN là 17,45 triệu đồng/ha chiếm 80,05%, QMV là 19,30 triệu đồng/ha chiếm 79,29% và QML là 22,84 triệu đồng/ha chiếm 80% cho thấy chi phí có sự chênh lệch trong các nhóm hộ.

Đối với nhóm hộ QMN đầu tư về giống 5,24 triệu đồng/ha; nhóm hộ QMV 6,05 triệu đồng/ha; nhóm hộ QML 7,53 triệu đồng/ha. Có sự khác biệt trong sử dụng giống do nhóm hộ QMN có diện tích đất ít và có lượng giống mía sau thu hoạch là tương đối, không mất nhiều thời gian trồng, lao động nông nghiệp lại sẵn có nên hộ thường chặt mía giống thành hom, do vậy đảm bảo được giống và không mất nhiều chi phí cho giống.

Chi phí phân bón: Phân bón đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển của

cây mía, giúp tăng năng suất và chất lượng mía. Phân bón từ phân chuồng luôn được người dân sử dụng và được đầu người dân đầu tư nhiều vì ngoài trồng mía hộ còn phát triển cả chăn nuôi nên đã tạo ra lượng phân hữu cơ nhất định cho trồng trọt. Đối với phân vô cơ như đạm, lân, kali, liều lượng bón phân mỗi nhóm hộ có cách kết hợp khác nhau.

Ngoài phân chuồng tự có, ta thấy chi phí phân bón ở các nhóm hộ đã có sự đầu tư hơn trước đây. Ở QMN đầu tư trung bình 10,32 triệu đồng/ha nhưng quy mô của các nhóm hộ QMN không đồng đều nên nên sẽ có hộ đầu tư nhiều và sẽ có hộ đầu tư ít. Tiếp theo, ở nhóm hộ QMV và QML lần lượt là 11,33 triệu đồng/ha, 15,58 triệu đồng/ha bao gồm phân đạm, phân lân, phân kali, chiếm tỉ lệ 46,55% và 54,57%.

Chi phí dịch vụ: bao gồm chi phí thuê cày, thuê chặt mía, thuê phun thuốc

6,56 triệu đồng/ha lớn hơn QMV và QMN lần lượt là 5,94 triệu đồng/ha và 4,35 triệu đồng/ha. Điều này cũng dễ hiểu vì hộ QMN chủ yếu là tận dụng nguồn lực sẵn có của gia đình như trâu bò cày kéo, máy bơm thuốc sâu loại nhỏ. Hộ QMV và QML có lao động gia đình và sức kéo hạn chế nên họ phải thuê ngoài.

Chi phí lao động (gồm cả lao động thuê và lao động gia đình): Trong bất

kì một quá trình sản xuất lao động luôn chiếm vai trò hàng đầu trong tăng năng suất cũng như chất lượng của sản xuất. Hiện nay lao động nông nghiệp trong hộ chưa đáp ứng đủ nên để đảm bảo cho quá trình sản xuất và thu hoạch ngoài lao động gia đình, các hộ còn phải thuê lao động ngoài là nhiều hơn (chiếm gần 15%). Giá một công lao động 245 nghìn đồng đó là chi phí lao động thu hoạch mía.

4.3.2.3. Quan hệ đổi công của các hộ điều tra

Hợp tác và mức độ hợp tác trong việc chăm sóc và thu hoạch ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như cho năng suất và chất lượng của nương mía. Các hình thức hợp tác của các hộ trong chăm sóc mía chủ yếu trong các khâu trồng mía, làm cỏ, bóc lá, thu hoạch, vận chuyển. Trong đó khâu mà các hộ cần hợp tác nhất là chặt mía, tiếp theo là khâu trồng mía, làm cỏ và bóc lá. Nội dung hợp tác giữa các hộ là trao đổi công lao động trong thời vụ, các hộ tập trung làm cho những hộ có nhu cầu trước sau đó lần lượt làm những hộ tiếp theo có lao động tham gia đổi công. Việc hợp tác trong quá trình chăm sóc, thu hoạch mía đã giải tỏa được sự căng thẳng về lao động của hộ, giúp thực hiện được những việc mà từng hộ làm thì hiệu quả không cao. Nhờ có sự hợp tác, đặc biệt là những hộ QML trong khi nguồn vốn để thuê lao động hạn hẹp đã có thể chủ động được trong việc chăm sóc ruộng mía, giảm chi tiêu về tiền mặt, tận dụng được nguồn lao động nông nghiệp, đảm bảo nâng cao năng suất.

Bảng 4.12. Quan hệ hợp tác của các hộ điều tra trong sản xuất mía Các công việc có sự hợp tác Tổng số công/ha Số công hợp tác BQ/ha Mức độ hợp tác (%) 1.Trồng mía 15,04 6,57 43,68 2.Thu hoạch 42,85 30,61 71,44 3.Vận chuyển 40,74 1,25 3,07 Tổng cộng 98,63 38,43 33,08

(Tổng số công bao gồm cả công lao động thuê ngoài và công lao động gia đình) (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

Trong khâu thu hoạch mía thì hợp tác là rất cần thiết để đáp ứng tính thời vụ. Kéo dài thời gian chặt sẽ không đảm bảo cho việc vận chuyển, đồng thời mía chặt để lâu trên đồng ruộng sẽ làm giảm trữ lượng đường trong mía. Do đó việc thu hoạch mía cần được thực hiện nhanh gọn, tập trung. Chính vì vậy thu hoạch mía cần có sự hợp tác nhiều nhất. Sự hợp tác trong khâu này không chỉ giữa các hộ nông dân làm mía với nhau mà còn hợp tác giữa hộ trồng mía và các hộ chăn nuôi gia súc. Các hộ có gia súc, thu hoạch mía cho chủ ruộng mía và được sử dụng sản phẩm phụ như ngọn mía, chồi mía về làm thức ăn cho gia súc. Sự hợp tác này mang tính một chiều không cần đổi công trở lại.

Về cơ bản, các hộ trồng mía đã có sự hợp tác trong quá trình chăm sóc và thu hoạch mía đã giải quyết được thời vụ trong những khâu này, đồng thời tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi của các hộ gia đình khác. Đôi khi cũng xảy ra tình trạng thiếu lao động trong thời điểm các hộ cùng lúc có lệnh chặt mía, nhất là đối với những hộ có diện tích lớn hoặc lệnh vào những thời điểm sát ngày lễ tết dẫn đến hiện tượng các hộ khó đổi công mà bắt buộc phải thuê lao động với giá cao. Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra không nhiều đối với các hộ trồng

mía. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao các hộ cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau hơn để có thể huy động và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.

4.3.2.4. Tình hình tiêu thụ mía của nhóm hộ điều tra

Tiêu thụ sản phẩm là chính là bán sản phẩm một khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Trong 3 năm gần đây giá mía được nhà máy ấn định khá cao, vào đầu vụ thu hoạch. Các hộ sẽ chặt mía và được chuyển lên xe tải của nhà máy Trung Quốc sang tận nơi để vận chuyển. Sản phẩm mía sẽ được nhà máy thu mua hết, kể cả mía đã trổ cờ, mía còi cọc, mía héo, mía có trữ lượng đường thấp. Đây là chính sách tiêu thụ mía cho nông dân cần được phát huy tiếp trong thời gian tới.

Trên địa bàn xã Thị Hoa chỉ có 2 kênh tiêu thụ chính:

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ mía của hộ điều tra

Từ mía nguyên liệu, hộ gia đình có nhiều cách để tiêu thụ:

- Kênh tiêu thụ đầu tiên là người sản xuất bán sản phẩm cho nhà máy đường, tại đây mía sẽ được sản xuất thành những sản phẩm khác nhau, được phân phối cho các đại lý bán buôn bán lẻ để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Lượng sản phẩm tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 95%. Mức giá thu mua được nhà máy ấn định vào những lần ký kết hợp đồng. Trong vụ mía vừa qua, nhà máy đã thu mua mía cây của nông dân với mức giá ổn định từ đầu đến cuối

Mía nguyên liệu

Nhà máy đường

Đại lý bán buôn, bán lẻ Người tiêu dùng Người mua mía

vụ là 300 nhân dân tệ 1 tấn tương đương với 1,02 triệu đồng 1 tấn. Đây là mức giá khá cao. Đối với kênh tiêu thụ này có ưu điểm là tiêu thụ được với số lượng lớn, giá cả ổn định và công khai, công bằng với tất cả mọi người sản xuất. Tuy nhiên có nhược điểm là sản phẩm không được phân cấp, tính bình quân chung với tất cả các giống mía khác nhau và với chất lượng các cấp mía khác nhau.

- Kênh tiêu thụ thứ hai, người sản xuất bán sản phẩm cho những hộ dân cũng đang trồng và sản xuất mía. Đối với người trồng mía trên các diện tích đất được trồng mới tại địa phương. Người mua giống mía được tìm chọn những giống mía có năng suất cao, cây to, chồi đảm bảo. Đây là kênh tiêu thụ chiếm tỷ lệ không cao khoảng 5% tổng sản lượng mía cây. Với kênh này người sản xuất có thể định giá, mức giá phụ thuộc vào chất lượng cây mía, chất lượng mía tốt giá mía bán ra cao và ngược lại. Ngoài ra, thời gian lưu thông sản phẩm ngắn, hao hụt sản phẩm ít, ít bị tồn kho, vận chuyển nhanh chóng. Nhược điểm của kênh này là khối lượng hàng hóa ít và chỉ tiêu thụ đối với mía chất lượng cao.

Để đảm bảo lượng tiêu thụ mía cho các hộ gia đình mình thì các hộ nên tạo các mối quan hệ, giữ liên lạc với các thương lái thường xuyên mua và đảm bảo chất lượng mía.

4.3.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất

Xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất là một công việc mà người dân quan tâm, để tìm ra những biện pháp mới thúc đẩy sản xuất phát triển hơn. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất đều tính đến hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi trình độ nhận thức của người nông dân được nâng cao họ đã biết tính toán, cân đối xem trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả nhất.

Bảng 4.13. Kết quả sản xuất mía của hộ điều tra

(Tính bình quân trên 1 hộ)

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ

1.Diện tích trồng mía Ha 0,40 0,79 1,25 0,81 2.Năng suất mía cây Tấn/ha 68,12 72,55 77,38 72,68 3.Giá BQ 1 tấn mía cây Tr.đ 1,05 1,05 1,05 1,05 4. Doanh thu Tr.đ/ha 71,53 76,17 81,25 76,31

5. Lãi Tr.đ/ha 49,73 51,83 52,70 51,42

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

Qua bảng cho thấy năng suất mía tính trên 1 ha của hộ QMN cao nhất, 81,25 tấn/ha, hộ QML, QMV và QMN thấp hơn chỉ đạt 76,17 tấn/ha và 71,53 tấn/ha. Có sự chênh lệch như vậy là do những hộ QMV và QML chủ yếu sản xuất trên đất đồi thấp, đất đỏ bazan. Ngoài ra, những diện tích ở trên gò đồi hệ thống tưới tiêu không có mía cho năng suất thấp hơn và sự đầu tư chi phí cho chăm sóc, cũng như phân bón thấp. Nhóm hộ QMN thường là những hộ có diện tích đất canh tác ít hơn, diện tích đất trồng mía thường là những vùng đất ruộng, một vụ trồng ngô, lạc hoặc đất trồng cây màu trước đây.

Qua bảng trên cho thấy doanh thu của các nhóm hộ cũng khác nhau, ở QMN chỉ đạt 71,53 triệu đồng/ha do người dân chưa có sự đầu tư đầy đủ phân bón cho cây mía vì vậy trừ đi chi phí đầu tư lãi suất đạt được 49,73 triệu đồng/ha. QMV và QML đã đạt doanh thu đáng lần lượt là 76,17 triệu đồng/ha và 81,25 triệu đồng/ha vì các hộ đã có vốn sẵn và đầu tư về phân bón cũng như chăm sóc nên lãi suất mang lại cao hơn đạt 51,83 triệu đồng/ha và 52,70 triệu đồng/ha. Năng suất mía cây của các hộ trồng mía là thấp so với năng suất tiêu chuẩn của giống mía. Năng suất của vụ mía năm 2020 giảm so với các vụ trước do vụ mía

2019 lịch thu hoạch của nhà máy quá muộn và ảnh hưởng của dịch COVID-19

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 50 - 63)