Đánh giá chung về chiến lược chiêu thị của Công ty TNHH sản xuất và

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược chiêu thị của công ty tnhh sản xuất và kinh doanh vinfast (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.Đánh giá chung về chiến lược chiêu thị của Công ty TNHH sản xuất và

và kinh doanh VinFast

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 81.37 71.4 60.69 29.49 28.95 24.66 24.42

Doanh số bán hàng 2020 một số thương hiệu xe sản xuất, lắp ráp trong nướcĐơn vị: chiếc

0 100 200 300 4 00 500 600 700 800 673.8 215 160 97 86 68.3 68.2 60.9 55.5 52.1 50

Vốn hóa của VinFast so với 10 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giớ i Đơ n vị: tỷ USD

Ngay từ khi ra mắt, VinFast luôn tạo được sức nóng cho riêng mình khi luôn tạo độ phủ sóng trong và ngoài nước với các chiến lược chiêu thị thu hút hàng triệu lượt theo dõi. Chiến lược chiêu

Biểu đồ 1 – Vốn hóa của VinFast so với nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới

thị của VinFast định hướng không chỉ tại thị trường nội địa Việt Nam mà còn đánh cả ra quốc tế với những tham vọng lớn hơn rất nhiều trong tương lai. Sau hơn 3 năm thành lập, VinFast đã vươn lên trở thành hãng xe có doanh số bán chạy thứ 4 tại Việt Nam, đặt tham vọng IPO tại Mỹ với định giá ít nhất 50 tỷ USD. Điều này cho thấy, tham vọng cũng như tầm nhìn của VinFast đặt ra không hề nhỏ và đang từng bước chinh phục nó.

VinFast với một tầm nhìn bao quát thị trường xe trên cả Việt Nam và toàn thế giới, chiến lược chiêu thị đã thực sự giúp VinFast thu hút sự chú ý của khách hàng, tiếp cận thị trường nhanh chóng, mang thương hiệu vươn tới thị trường quốc tế. Với những chính sách khuyến mại, công ty đã thành công trong việc kích thích khách hàng mua sản phẩm cũng như bảo vệ và giữ chân khách hàng cũ. VinFast không “dục tốc bất đạt” trong việc ra mắt mẫu xe đến thị trường, VinFast đã có 10 năm trong việc nghiên cứu và phát triển mẫu xe của mình. Và tập đoàn VinGroup đã có một cơ sở dữ liệu khách hàng đủ lớn trong rất nhiều lĩnh vực, để họ có thể bán mọi sản phẩm cho số khách hàng này và tin chắc là bán chạy. Họ hiểu tâm lý tiêu dùng của khách hàng, từ đó triển khai những chiến lược truyền thông đánh trúng vào tâm lý của khách hàng. VinFast không tiết lộ thông tin ngoài lề mà hãng tập trung đánh vào “niềm tự tôn dân tộc”, là sản phẩm của thương hiệu Việt. Chính những điều đó đã tạo nên mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng. Có thể thấy, thời gian trở lại đây sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là không hề nhỏ, chính vì thế VinFast không ngừng đẩy mạnh các chiến lược chiêu thị để thu hút khách hàng, triển khai công cụ marketing trực tiếp bằng việc gửi thư chào hàng đến người tiêu dùng.

=> Tất cả những điều trên đã cho thấy một VinFast vững mạnh, tiềm năng như thế nào với các chiến lược chiêu thị vô cùng độc đáo, có đầu tư tạo nên một làn sóng tích cực, nhận diện thương hiệu trên cả thị trường trong và ngoài nước. Một thương hiệu xe Việt Nam trên thị trường quốc tế khiến cho cả dân tộc không ngừng tự hào về những tiếng vang mà doanh nghiệp đã gặt hái được ở quá khứ lẫn hiện tại và cùng kỳ vọng vào một tương lai VinFast vươn tầm.

Biểu đồ 2 – Doanh số bán hàng 2020 của một số thương hiệu xe sản xuất, lắp ráp trong nước

Bên cạnh những thành công và những chiến lược hoàn hảo nhưng VinFast cũng đã mắc phải những sai lầm:

*Sai lầm 1: Không phân biệt được “khát vọng” và “giá trị”. Khát vọng và nguồn cảm hứng là lý do để kinh doanh hình thành: VinGroup có khát vọng trở thành tập đoàn công nghệ, và muốn "Thế giới phải biết Việt Nam trí tuệ đẳng cấp". Và họ muốn thực hiện khát vọng này thông qua dự án sản xuất xe máy, ô tô VinFast. Khát vọng là thứ chủ doanh nghiệp cần, nhưng không phải là thứ khách hàng cần. Cái khách hàng cần là giá trị. Họ bỏ tiền ra mua hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, không phải để đáp ứng nhu cầu của người bán. Cách VinFast truyền thông tập trung chủ yếu vào khát vọng của mình, mà ít đề cập tới khách hàng và tới giá trị mà xe VinFast mang lại cho khách hàng. "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam" là cảm hứng để người VinFast lao động, chứ không phải là thứ khách hàng bỏ tiền ra mua. Họ bỏ tiền ra mua giá trị. Cách Marketing và truyền thông của VinFast không phân biệt được điều này.

*Sai lầm 2: Truyền thông trịch thượng. VinGroup có kinh nghiệm và know- how hàng đầu về Bất Động Sản ở Việt Nam. Và họ có quyền tự tin và tự cao trong lĩnh vực này, vì khách hàng đã có niềm tin. Nhưng xe máy và xe hơi là câu chuyện khác hẳn. Chỉ có 1 bài báo duy nhất mà VinFast cho khách hàng có quyền là khách hàng, thông qua bài báo "Tỷ phú Phạm Nhật Vượng xúc động và biết ơn khách hàng VinFast". Ngược lại, các bài truyền thông khác của VinFast đa số là lời lẽ kẻ cả, lời của người ban ơn với "3 không", với bù lỗ 300 triệu đồng cho mỗi xe bán cho khách hàng; đồng thời thường xuyên "doạ dẫm" tăng giá bán. Cách truyền thông này khiến khách hàng và công chúng hiểu rằng: VinFast muốn khách hàng phải biết ơn VinFast khi mua xe của VinFast.

*Sai lầm 3: Không có chiến lược bài bản. Đến giờ này, vẫn chưa có một thông điệp cụ thể về thương hiệu VinFast. Xe VinFast là bền, hay là đẹp, hay là công nghệ cao, là giá rẻ, là gia đình, là trẻ trung, là doanh nhân,... hay là gì? Xây dựng thương hiệu bắt buộc cần thông điệp xuyên suốt, lâu dài. Các nội dung truyền thông của VinFast rời rạc, đứt đoạn và lộn xộn. David Beckham xuất hiện 1 lần rồi mất hút, sau đó là nhà máy, là giảm giá, là doạ tăng giá, là bù lỗ... Các tin tức dày

đặc như vậy chỉ giúp tạo nhận thức, nhưng khách hàng không biết được giá trị VinFast mang lại là gì, và tại sao nên chọn mua xe VinFast. VinFast là dự án đáng ngưỡng mộ, nhưng cách truyền thông không xứng tầm và có chút nghiệp dư. Dễ dàng nhận thấy VinGroup đang gặp khó khăn rất lớn về dòng tiền qua việc VinFast vừa phát hành 5.200 tỷ vnđ trái phiếu và VinGroup phải bán VinEco và VinCommerce cho Massan. Khó khăn này bắt nguồn từ việc xe hơi và xe máy VinFast không bán được như dự kiến. Cách VinFast làm truyền thông góp phần không nhỏ tới tình trạng ế ẩm này.

=> Có thể thấy một doanh nghiệp tầm cở như VinFast bên cạnh những làn sóng tích cực, thành công thì cũng mắc phải không ít sai lầm. Với những khuyết điểm trên đã khiến cho VinFast đầu tư với chi phí cao ngất ngưỡng và kết quả mang lại là những khoản lỗ ảnh hưởng đến cả tập đoàn VinGroup.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược chiêu thị của công ty tnhh sản xuất và kinh doanh vinfast (Trang 37 - 40)