Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông trại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng chuối bananot hahof, kibbutz beit oren, haifa, israel (Trang 42)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh xác định rõ kênh phân phối hàng hóa cho thị trường tiêu thụ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông trại. Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân, tổ chức, công ty hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Là yếu tố không thể thiếu của một nông trại. Mỗi một nông trại có thể có nhiều phương thức tiêu thụ sản phẩm khác nhau, sau đây là kênh tiêu thụ sản phẩm chuối của nông trại Bananot Hahof, Kibbutz Beit Oren, Haifa, Israel:

Công ty phân phối Nông trại

Siêu thị

Sơ đồ 2.4. Kênh tiêu thụ của nông trại Kênh tiêu thụ 1:

Các sản phẩm đã được phân loại từ các nông trại hay phân loại tại xưởng phân loại của nông trại. Các công ty phân phối tự đến nông trại mua sản phẩm hoặc các chủ nông trại sẽ chở sản phẩm tới những công ty phân phối để họ cung cấp cho các vùng của đất nước hoặc phục vụ cho xuất khẩu. Với kênh tiêu thụ này người chủ nông trại và công ty thu mua sẽ dựa vào chất lượng nông sản và đồng thời tùy theo mùa để thỏa thuận giá cả.

Kênh tiêu thụ 2:

Các chủ nông trại sẽ tự chủ động liên hệ với các hệ thống siêu thị và cung cấp trực tiếp cho siêu thị mà không cần qua một công ty phân phối nào cả. Siêu thị sẽ bán cho người tiêu dùng với giá mà họ quy định, việc liên hệ này sẽ giúp cho các chủ nông trại bán được giá cao hơn.

Trong sản xuất kinh doanh muốn phát triển mạnh nông sản của một công ty hay tổ chức thì đối với việc marketing sản phẩm ra thị trường hay thế giới là cực kỳ quan trọng. Marketing đang là một vũ khí vô cùng đắc lực để các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường, vì vậy nếu bạn càng hiểu rõ về sản phẩm của mình thì việc marketing sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.

Trong sản xuất kinh doanh việc chủ động tìm và nghiên cứu nhu cầu của thị trường tiêu thụ là rất quan trọng. Nắm rõ được thông tin nhu cầu của thị trường sẽ đưa đến những quyết định sẽ phải làm cái gì, trong thời gian bao lâu và sản xuất như thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả nhất. Có thị trường tiêu thụ tốt hay không sẽ quyết định rất lớn tới việc sản xuất kinh doanh có thể tồn tại bền vững hay không trong tương lai.

Tuy nhiên, để có thị trường tốt lâu dài thì hai yếu tố cơ bản cần đặc biệt quan tâm đó là: Chất lượng sản phẩm và giá cả.

2.3.6 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại 2.3.6.1. Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của nông trại:

Khi tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nông trại phải có hệ thống các công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần đầu tư cho phù hợp với quy mô sản xuất và phù hợp với điều kiện của nông trại. Nông trại cần là một thể thống nhất để cho công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại đi vào hoạt động một cách có hiệu quả: tự chủ về vùng nguyên liệu, công nghệ phân loại, đóng gói sản phẩm…

Bảng 2.3.2: Chi phí xây dựng cơ bản của nông trại

(Đơn vị tính: 1000đ) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 12

Tổng

Qua bảng số liệu điều tra ta thấy chi phí đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn 92.233.434.000 đồng, trong đó chi phí lớn nhất dành cho xây dựng nhà lưới là 72.600.000.000 đồng. 2.3.6.2. Chi phí hàng năm của nông trại

Mỗi một nông trại đều có các khoản chi phí hàng năm là khác nhau, dưới đây là bảng chi phí hàng năm của nông trại Bananot Hahof, Kibbutz Beit Oren, Haifa, Israel.

Bảng 2.4. Chi phí hàng năm của nông trại

STT Loại chi phí

1 Chi phí nhân công

2 Chi phí điện nước

3 Chi phí xăng dầu

Chi phí phân bón,

4 NPK

6 Chi phí dây cột chuối Chi phí dây đánh dấu 7 chuối 8 Thuốc diệt cỏ Chi phí khác (lưới, óng nước, dao, đồ 9 bảo hộ…) Tổng

(Nguồn: Số liệu điều tra 2019)

Theo số liệu điều tra năm 2019, trung bình một năm tổng chi phí nông trại

phải bỏ ra là 32.979.555.000 đồng. Trong đó:

Chi phí trung bình cho một công nhân một năm là 461.260.000 đồng, nông trại có tất cả là 47 công nhân như vậy chi phí cho công nhân lao động một năm là 21.679.220.000 đồng;

Chi phí tiền điện nước trung bình mỗi tháng từ 189.750.000 đồng, như vậy ước tính chi phí tiền điện nước trong 12 tháng là 2.277.000.000 đồng;

Chi phí phân bón hàng năm, do sử dụng phương pháp bón phân dưới dạng lỏng qua hệ thống tưới nhỏ giọt nên chi phí NPK lỏng là khá lớn 1.016.400.000 đồng;

Chi phí xăng dầu là 422.400.000 đồng;

Chi phí nylon bọc chuối là 21.780.000 đồng; Chi phí dây cột chuối là 137.280.000 đồng; Chi phí dây đánh dấu chuối là 50.000.000 đồng; Chi phí thuốc diệt cỏ là 725.200.000 đồng;

Chi phí giống cây chuối là 344.540.000 đồng;...

Các khoản chi phí khác như: lưới, ni lông, cuốc, xẻng, đồ bảo hộ, quần áo... là 634.000.000 đồng.

2.3.6.3. Sản lượng chuối và doanh thu của nông trại năm 2019-2020 Tổng sản lượng và doanh thu từ chuối như sau:

Bảng 2.5. Sản lượng và doanh thu từ sản phẩm chuối tây. STT

1 Qua bảng 2.5 ta có:

Sản lượng chuối thu được là 65.000kg/ha, với tổng diện tích là 110 ha ta thu được tổng sản lượng năm 2019- 2020 là 7.150.000 kg/năm, ta thấy nông trại đạt được sản lượng mỗi năm rất lớn.

Giá bán chuối ở từng thời điểm trong mùa vụ, ở mỗi nông trại và đối tác khách hàng là khác nhau, để tính được giá chuối hợp lí nhất ta sẽ sử dụng phương pháp tính giá bán theo phương pháp bình quân gia quyền: với giá là 20.000 đồng/kg ta thu được doanh thu trên 1 ha là 1.300.000.000 đồng ( tổng doanh thu là 143.000.000.000 đồng). Ta thấy đây là mô hình kinh doanh mang lại nguồn doanh thu rất lớn. Vậy tổng lợi nhuận trên năm là 110.020.350.000 đồng.

2.3.6.4. Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của nông trại 2019-2020. Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh việc đánh giá hiệu quả kinh tế

là rất quan trọng, qua đó ta sẽ biết được việc kinh doanh sản xuất đang phát triển như thế nào với các chỉ tiêu kinh tế, chi phí và lợi nhuận như thế nào. Ta sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế trên 1 ha như sau:

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy hiệu quả về mặt kinh tế của nông trại trong năm 2019 – 2020 như sau:

Giá trị sản xuất (GO) trên 1 ha 1.300.000.000 đồng( Tổng GO cả 110 ha là 143.000.000.000 đồng).Với tổng chi phí (TC) của 1 ha là 299.815.000 đồng và giá trị gia tăng (VA) là 1.055.334.000 đồng. Thì lợi nhuận 1ha của nông trại năm 2019-2020 thu được là 1.000.185.000 đồng (tổng lợi nhuận của cả 110 ha là 110.020.350.000 đồng).

Đây thực sự là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các chủ nông trại nông nghiệp tại đây.

Với mức thu nhập 1 năm về sản xuất nông nghiệp là 110.020.350.000 đồng, đây thực sự là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh đáng để đầu tư.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha:

GO/IC = 5,31 lần; VA/IC = 4,09 lần; VA/GO = 0,77 lần.

- Hiệu quả về xã hội: Sự phát triển của các nông trại nông nghiệp tại đây không chỉ đem lại việc làm cho người dân ở đây mà còn giúp tạo ra việc làm cho các quốc gia khác xuất khẩu lao động sang.

Phần 3

ÝTƯỞNG KHỞI NGHIỆP Tên ý tưởng

“Xây dựng mô hình trang trại trồng cây chanh không hạt và kết hợp nuôi gà bản

địa chăn thả tại xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.’’ 3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng

Cung cấp cho thị trường các sản phẩm sạch, an toàn và đảm bảo chất lượng;

Tạo thêm công ăn việc làm cho một số người dân, góp phần nhỏ vào sự phát triển của địa phương.

a. Mục đích của ý tưởng.

Xây dựng mô hình cải tiến từ nuôi gà thả vườn truyền thống kết hợp với cây trồng chanh không hạt tạo thêm lựa chọn giống cây, giống vật nuôi mới cho hộ nông dân nhằm tăng năng suất, tạo thu nhập, việc làm cho bản thân, gia đình và một số lao động tại địa phương.

Từ kết quả của mô hình sẽ tổ chức nhân rộng mô hình trồng cây chanh kết hợp nuôi gà thả vườn trên địa bàn địa phương. Nhằm cung cấp giống tại chỗ cho các hộ dân trên địa bàn huyện, tỉnh và các huyện tỉnh lân cận có nhu cầu về cây giống để mở rộng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

b. Điểm khác biệt của ý tưởng.

Tận dụng diện tích đất trồng chanh để chăn thả gà;

Sản phẩm chanh không hạt có tiềm năng xuất khẩu ra Trung Đông, Đông ÂU..., và có thể tăng giá trị sản phẩm chanh quả tươi bằng cách chế biến thành sản phẩm Siro chanh không hạt ngâm mật ong rừng, sẽ có hiệu quả kinh tế cao.

Chế biến thức ăn chăn nuôi gà từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: ngô, thóc, đậu, chuối… không sử dụng cám công nghiệp, không sử dụng bất kì loại hoocmon tăng trọng hay biến đổi gen nào.

3.2. Khách hàng

a. Những sản phẩm cung cấp cho khách hàng

+ Giống chanh không hạt

+ Quả chanh không hạt

+ Siro chanh không hạt

+ Giống gà

+ Trứng gà và gà thịt.

b. Khách hàng mục tiêu

- Các nhà hàng, quán ăn, siêu thị và chợ có nhu cầu về chanh, gà thịt bản địa chất lượng, trứng gà.

- Các hộ gia đình, các trang trại tại địa phương có nhu cầu về giống chanh, giống gà con.

- Các quán trà chanh đang rất thịnh hành và được giới trẻ ưa thích.

c. Khách hàng tiềm năng

- Các cá nhân và hộ gia đình sống ở các thành phố, thị xã có nhu cầu thực phẩm sạch.

- Các nhà thuốc, y học dân gian có nhu cầu về chế biến chanh không hạt thành sản phẩm thuốc.

- Liên kết với một số công ty có thể xuất khẩu tranh không hạt và thịt gà ra thị trường nước ngoài.

d. Kênh phân phối

Cần đa dạng hóa trong phân phối các sản phẩm để hạn chế các rủi ro đem lại cho trồng trọt và chăn nuôi, các kênh phân phối cung cấp sản phẩm của nông trại như sau:

Kênh phân phối 1: Theo đó các thương lái trực tiếp đến nông trại thu mua và thanh toán ngay tại nông trại, sau đó thương lái sẽ đi bán cho các khách hàng khác. Đây là kênh phân phối chính của nông trại, vì kênh phân phối này sẽ bán được sản phẩm với số lượng lớn giúp xoay vòng vốn của nông trại nhanh.

hệ thống siêu thị, nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và ngoài tỉnh. Kênh phân phối này sẽ đem lại mức giá cao và ổn định bởi sự an toàn trong sản phẩm.

Kênh tiêu thụ 3: Bán trực tiếp sản phẩm cho các cá nhân, các hộ gia đình tại địa phương.

e. Quan hệ khách hàng

- Các phương tiện quảng cáo sản phẩm:

+ Quảng cáo trực tiếp: Đi tiếp thị quảng cáo sản phẩm cho khách hàng. Giới thiệu về nông trại thông qua biển hiệu, tờ rơi: Cách quảng cáo này có ưu điểm là dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí.

+ Quảng cáo gián tiếp: Quảng cáo qua mạng Internet như: facebook, zalo, youtube, lập trang website riêng,… để giới thiệu chi tiết về từng sản phẩm của nông trại. Cách này có ưu điểm là cung cấp thông tin đầy đủ về từng sản phẩm, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi khác nhau và phạm vi ảnh hưởng rộng. + Quảng cáo dựa trên mối quan hệ cá nhân, bạn bè, khách hàng đã từng mua sản phẩm và trên thông tin bao gói của sản phẩm.

- Chăm sóc khách hàng:

+ Với những khách hàng mua các sản phẩm ta có, cần xây dựng đường dây nóng cho khách hàng để họ phản ánh về chất lượng và góp ý về sản phẩm. Để từ đó cải thiện cho phù hợp với thị hiếu chung của khách hàng hơn.

+ Phân loại khách hàng để có những chính sách ưu đãi phù hợp nhất: Đối với những khách hàng mua nhiều lần với số lượng lớn ta có thể tri ân bằng cách giảm giá, tặng thêm sản phẩm hoặc phí vận chuyển...

Đối với khách hàng gần địa bàn ta sẽ tiến hành giao hàng tận nhà giúp cho khách hàng thấy được sự thuận tiện khi muốn sử dụng các sản phẩm của nông trại.

Với các hộ gia đình, các trang trại mới đi vào hoạt động cần các giống cây non và giống gà tại trang trại sẽ tiến hành tư vấn hỗ trợ kĩ thuật.

3.3. Hoạt động chínha. Nguồn lực: a. Nguồn lực:

Những nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: đất đai, nguồn nước.

Cơ sở vật chất, kĩ thuật: điện, chuồng trại, máy móc phục vụ cho chăn nuôi, chế biến sản phẩm.

Nguồn lao động

Vốn đầu tư cho dự án.

Thuốc các loại như: thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc sát trùng, vắc xin,…

Nguồn thức ăn hữu cơ: ngô, thóc, sắn, cắm ngô, bột sắn,… Nguồn phân bón

Những nguồn lực hiện có:

Có vị trí địa lý thuật lợi cho xây dựng mô hình. Điện, nước luôn được cung cấp ổn định.

Có lao động.

Chính sách hỗ trợ, ưu tiên về sản xuất hữu cơ của chính quyền địa phương. Vận dụng kiến được học và kinh nghiệm thực tập như áp dụng các tiến bộ kĩ thuật trong việc lựa chọn giống, nhân giống, kĩ thuật chăm sóc để xây dựng mô hình trồng chanh kết hợp nuôi gà thả vườn.

Những nguồn lực còn thiếu và cách huy động, khắc phục:

Vốn đầu tư trong việc xây dựng nông trại, quan hệ với các cửa hàng, công ty phân phối sản phẩm. Ta có thể khắc phục bằng cách là vay vốn ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Kết hợp chung vốn với người thân hoặc bạn bè...

Kiến thức và kinh nghiệm chưa sâu rộng: cần trau dồi những kiến thức cần thiết cho chăm sóc, phòng bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi; nghiên cứu sâu trong việc cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho gà, quy trình kỹ thuật trồng chanh không hạt. Trước khi tiến hành xây dựng mô hình trang trại cần làm việc, học hỏi, tham quan những nông trại đã đạt được kết quả tốt để trau dồi kinh nghiệm và kiến thức.

Tìm hiểu nhu cầu, thị yếu của thị trường để đưa ra các phương án kinh doanh thích hợp.

b. Hoạt động chính

Khu xây dựng nông trại khoảng 2 ha Xây dựng nông trại

Khu vực có tính chất đất phù hợp với giống chanh không hạt, gần nguồn cung cấp nước, xây dựng 1 sân cho gà ăn (nền chuồng láng bằng xi măng) xây dựng 1 chuồng nuôi và 1 chuồng để úm gà cũng như sử dụng làm khu vực cách li đối với những con gà bị bệnh.

Xây tường bao rộng và quây thêm lưới xung quanh vườn chanh để gà không chạy ra ngoài dẫn tới bị thất thoát cũng như hạn chế các dịch bệnh.

Lắp đặt hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt tự động cho cây trồng. Xây dựng khu sản xuất siro chanh.

Tạo hệ thống máng ăn uống, và khu tắm cát cho gà. Xây khu ủ phân gà .

Phân bón cho chanh và nước tưới

Tận dụng phân gà làm phân bón cho chanh, qua đó chi phí phân bón sẽ thấp mà lại đảm bảo dinh dưỡng tốt. Kết hợp với phân HUMIC và phân NPK.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng chuối bananot hahof, kibbutz beit oren, haifa, israel (Trang 42)