Bốn nội dung cơ bản của 6

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất và chất lượng - Phạm Huy Tuân, Nguyễn Phi Trung (Trang 128 - 129)

Chương 8 : HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

8.2. TỔNG QUAN VỀ SIX SIGMA (6)

8.2.5. Bốn nội dung cơ bản của 6

8.2.5.1. Tập trung vào khách hàng

Trong 6, việc định hướng vào khách hàng được ưu tiên hàng đầu. Chẳng hạn như các biện pháp đo lường việc thực hiện 6 đều được bắt đầu bằng việc xác định các yêu cầu khách hàng. Các cải tiến 6 được xác định bằng ảnh hưởng của sự thỏa mãn khách hàng. Chúng ta sẽ xem xét tại sao và làm thế nào để xác định các yêu cầu của khách hàng, đo lường việc thực hiện và trở thành một công ty phát triển hàng đầu và đáp ứng các nhu cầu khách hàng.

8.2.5.2. Dữ liệu và quản lý dữ liệu thực tế

6 đưa ra khái niệm “quản lý dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế” đem lại rất nhiều hiệu quả cho hoạt động quản lý. Trong những năm gần đây người ta chú trọng vào các biện pháp đo lường, cải tiến hệ thống thông tin, quản lý tri thức…, hệ thống 6 cũng hướng tới việc xây dựng cho tổ chức một hệ thống “ra quyết định dựa trên dữ liệu”. Nguyên tắc thực hiện 6 bắt đầu bằng việc đo lường để đánh giá hiện trạng hoạt động của tổ chức để công ty, dựa vào đó để xây dựng hệ thống quản lý một cách có hiệu quả.

Trên thực tế, 6 giúp cho các nhà quản lý trả lời được hai câu hỏi cần thiết để hỗ trợ cho việc ra quyết định và đưa ra các giải pháp trên thực tế:

+ Tổ chức của bạn thực sự cần thông tin và dữ liệu nào?

+ Công ty bạn sử dụng tài liệu và thông tin như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?

8.2.5.3. Tập trung vào quản lý và cải tiến quá trình

Trong 6, “quá trình” là nơi các hoạt động xảy ra. Trong bất cứ trường hợp nào, việc thiết kế các sản phẩm – dịch vụ, đo lường việc thực hiện, cải tiến có hiệu quả và sự thỏa mãn khách hàng hoặc cả việc quản lý kinh doanh thì 6 đều hướng vào cải tiến các quy trình công việc.

8.2.5.4. Nhà quản lý cần tập trung vào những nội dung ưu tiên

Rất nhiều tổ chức rơi vào tình trạng mất kiểm soát vì không biết lựa chọn các ưu tiên trong công tác quản lý. Các nhà quản lý có xu hướng muốn đạt được tất cả các kết quả về doanh số, tỷ lệ tăng trưởng, các chỉ tiêu chất lượng, chỉ số nhân lực, các mục tiêu chính trị xã hội,… Việc đặt ra quá nhiều mục tiêu làm cho tổ chức phân tán các nguồn lực, không tập trung vào những khâu trọng điểm. Cuối cùng dẫn đến việc lãng phí thời gian, tiền bạc và nhân lực.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất và chất lượng - Phạm Huy Tuân, Nguyễn Phi Trung (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)