PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CĂN HỘ CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY NOVALAND (Trang 37)

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Thiết kế mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu dự kiến là 400 quan sát.

Thực hiện phỏng vấn để thu thập số liệu khảo sát phục vụ cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng mua căn hộ chung cư tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thu thập từ tháng 04/2021 đến tháng 05/2021. Bên cạnh khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi phát tại văn phòng giao dịch chung cư tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, khảo sát gián tiếp thông qua gửi bảng câu hỏi qua e-mail cũng được sử dụng. Tổng số bảng câu hỏi gửi đi dự kiến là 400 bảng câu hỏi. Sau đó sẽ tiến hành nhập số liệu và làm sạch số liệu để tiến hành phân tích.

Sự phù hợp của mẫu nghiên cứu: Theo nguyên tắc kinh nghiệm số quan sát trong mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. Số biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu sơ bộ là 23 biến quan sát (bao gồm cả 3 biến quan sát của nhân tố quyết định của khách hàng về mua căn hộ). Do đó, kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 x 23 = 115 quan sát. Vậy kích thước mẫu thu thập được để phân tích bao gồm 400 quan sát dự kiến là thỏa mãn.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Để phân tích dữ liệu thu thập từ các bảng câu hỏi khảo sát, đề tài đã sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng mua căn hộ tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích EFA sẽ là cở sở để xác định lại các nhân tố thực sự ảnh hưởng. Dữ liệu kết quả của bảng câu hỏi sẽ được tiến hành xử lý như sau:

Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha:

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, từ đó có thể kết luận kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Cronbach’s Alpha là công cụ kiểm định thang đo, giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu, vì sự tồn tại của các biến này trong mô hình có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các nhân tố giả và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mô hình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên.

Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Sau khi độ tin cậy thang đo đạt yêu cầu, dùng phân tích EFA để xác định những nhóm nhân tố đại diện cho 20 biến quan sát (không bao gồm 3 biến quan sát của nhân tố quyết định của khách hàng mua căn hộ tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh). Các nhóm nhân tố đại diện sau khi phân tích EFA có thể khác với các nhóm nhân tố trong mô hình lý thuyết ban đầu. Sự phù hợp khi áp dụng phương pháp phân tích EFA được đánh giá qua kiểm định KMO và Bartlett’s.

Phân tích hồi quy đa biến:

Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện sau đó để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự quyết định của khách hàng mua căn hộ tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng mua căn hộ tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, mô hình hồi quy bội được xây dựng có dạng:

QD = f(f1, f2, …, fn)

Trong đó:

 Biến phụ thuộc (QD) là sự quyết định của khách hàng mua căn hộ tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

 f1, f2, …, fn là biến độc lập, đại diện cho nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự quyết định của khách hàng mua căn hộ tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có được từ phân tích EFA.

Các kiểm định tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi được thực hiện nhằm xác định mô hình thu được tốt nhất. Kiểm định hệ số hồi quy được thực hiện để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự quyết định của khách hàng mua căn hộ tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các nhân tố này bao gồm: Tài chính; Thuộc tính nhà; Vị trí nhà ở; Hoạt động truyền thông; Kiến trúc nhà.

Trên cơ sở các nhân tố này, tác giả đã phát triển 5 giả thuyết nghiên cứu tương ứng để tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng. Nghiên cứu được tác giả thực hiện với quy trình 2 bước gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ đã xây dựng được thang đo để tiến hành khảo sát. Nghiên cứu chính thức được tác giả thực hiện khảo sát với mẫu các cá nhân đã có nhu cầu hoặc đã mua căn hộ chung cư tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (không phân biệt giới tính; công việc; xuất thân;...). Bên cạnh việc trình bày quy trình nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành xây dựng các thang đo dự kiến cho các nhân tố trong mô hình. Thang đo này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu trước, sau đó tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia để điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Tác giả đã tiến hành khảo sát chính thức với đối tượng là các cá nhân đã có nhu cầu hoặc đã mua căn hộ tại công ty Novaland trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (không phân biệt giới tính; công việc; xuất thân;...). Thời gian khảo sát được tiến hàng từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020. Tác giả đã tiến hành khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi được phát trực tiếp tại văn phòng giao dịch căn hộ Flora Mizuki Park, TP. Hồ Chí Minh ngoài ra các bảng câu hỏi còn được gửi qua mail để khảo sát. Tổng số bảng câu hỏi gửi đi là 300, thu về được 237 bảng và loại đi 37 bảng không hợp lệ bởi những thông tin thiếu chính xác vậy cuối cùng kích thước mẫu để sử dụng tiến hành phân tích là 200 quan sát.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các phân loại

Phân loại Tần số Tần suất

Giới tính Nam 157 41.6% Nữ 220 58.4% Tổng cộng 377 100% Độ tuổi Từ 18 tuổi – 23 tuổi 51 13.5% Từ 23 tuổi – 35 tuổi 265 70.3% Từ 36 tuổi – 50 tuổi 55 14.6% Trên 50 tuổi 6 1.6% Tổng cộng 377 100% Công việc hiện tại Kinh doanh 44 11.7%

Nhân viên văn phòng 235 62.3%

Khác 53 14.1% Tổng cộng 377 100% Trình độ học vấn THPT 8 2.1% Cao đẳng/trung cấp 77 20.4% Đại học 240 63.7% Sau đại học 52 13.8% Tổng cộng 377 100% Thu nhập mỗi tháng Dưới 15 triệu 11 2.9% 15 – 20 triệu 210 55.7% 21– 25 triệu 105 27.9% Trên 25 triệu 51 13.5% Tổng cộng 377 100%

Nguồn từ tính toán thông qua SPSS

Theo như kết quả khảo sát dựa trên thì trong tổng số 377 người tham gia khảo sát thì có 157 người giới tính nam chiếm tỷ lệ là 41.6% và số người giới tính nữ là 220 người chiếm tỷ lệ là 58.4%.

Theo như kết quả khảo sát thì trong tổng số 377 người tham gia khảo sát thì nhóm tuổi từ 18 đến 23 tuổi có 51 người chiếm tỉ lệ 13.5%; từ 23 đến 35 tuổi có 265 người chiếm tỉ lệ 70.3% và từ 36 đến 50 tuổi có 55 người chiếm tỷ lệ 14.6%. Theo như kết quả khảo sát thì trong tổng số 377 người tham gia khảo sát thì nhân viên văn phòng có 44 người chiếm tỷ lệ 11.7%; đang làm kinh doanh có 235 người chiếm tỷ lệ là 62.3%; công việc kỹ thuật cơ khí là 45 người chiếm tỷ lệ là 11.9% và công việc khác có 53 người chiếm tỷ lệ là 164.1%.

Theo như kết quả khảo sát thì trong tổng số 377 người tham gia khảo sát thì người có trình độ học vấn là THPT có 8 người chiếm tỷ lệ là 2.1%; trình độ cao

đẳng/trung cấp là 77 người chiếm tỷ lệ là 20.4%; trình độ đại học là 240 người chiếm tỷ lệ là 63.7% còn lại là sau đại học có 52 người chiếm tỷ lệ là 13.8% Theo như kết quả khảo sát thì trong tổng số 377 người tham gia khảo sát thì nhân viên văn phòng có 11 người có thu nhập dưới 15 triệu đồng mỗi tháng chiếm tỷ lệ 2.9%; thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng có 210 người chiếm tỷ lệ là 55.7%; thu nhập từ 21 – 25 triệu đồng mỗi tháng là 105 người chiếm tỷ lệ là 27.9% và thu nhập trên 25 triệu đồng mỗi tháng có 51 người chiếm tỷ lệ là 13.5%.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 4.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Dựa vào kết quả Chương 3, phần này giới thiệu các thang đo lường các nhân tố nghiên cứu và kết quả xử lý thang đo. Các thang đo được xây dựng dưới đây có dạng thang đo Likert 5 mức độ từ rất hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, được biểu thị từ 1 đến 5. Trong đó, 1 tương ứng với chọn lựa hoàn toàn không đồng ý và 5 tương ứng với chọn lựa hoàn toàn đồng ý.

Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Biến Quan

Sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến Thang đo Tài chính với Cronbach’s Alpha = 0.895

TC1 14.47 15.526 .729 .875

TC2 14.45 15.637 .729 .875

TC3 14.38 15.593 .725 .876

TC4 14.19 15.814 .714 .879

TC5 14.36 15.040 .814 .856

Thang đo Thuộc tính nhà với Cronbach’s Alpha = 0.852

TT2 7.01 4.787 .732 .785

TT3 7.02 4.994 .778 .748

Thang đo Vị trí nhà ở với Cronbach’s Alpha = 0.893

VT1 18.55 12.945 .683 .879 VT2 18.47 12.351 .700 .876 VT3 18.54 12.850 .646 .884 VT4 18.13 12.371 .699 .876 VT5 18.41 12.035 .769 .865 VT6 18.38 12.126 .783 .863

Thang đo Hoạt động truyền thông với Cronbach’s Alpha = 0.745

MK1 6.33 1.821 .622 .599

MK2 6.53 2.085 .555 .680

MK3 6.45 2.200 .542 .695

Thang đo Kiến trúc nhà với Cronbach’s Alpha = 0.890

KT1 6.12 2.474 .736 .885

KT2 6.08 2.055 .812 .819

KT3 6.03 2.161 .812 .818

Thang đo Quyết định của khách hàng với Cronbach’s Alpha = 0.822

QD1 6.40 2.380 .677 .756

QD2 6.74 2.282 .715 .716

QD3 6.67 2.728 .647 .787

Đối với thang đo Tài chính (TC): Thang đo này được đo lường bởi 6 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.895 > 0.7 đồng thời cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn

0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo Tài chính đáp ứng độ tin cậy.

Đối với thang đo Thuộc tính nhà (TT): Thang đo này được đo lường bởi 3

biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.852 > 0.7 đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo Thuộc tính nhà đáp ứng độ tin cậy.

Đối với thang đo Vị trí nhà ở (VT): Thang đo này được đo lường bởi 3 biến

quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.893 > 0.6 đồng thời hệ số tương quan biến tổng của 6 biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo Vị trí nhà ở đáp ứng độ tin cậy.

Đối với thang đo Hoạt động truyền thông (MK): Thang đo này được đo lường

bởi 3 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.745 > 0.7 đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lơn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo Hoạt động truyền thông đáp ứng độ tin cậy.

Đối với thang đo Kiến trúc nhà (KT): Thang đo này được đo lường bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.890 > 0.7 đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lơn hơn

0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo Kiến trúc nhà đáp ứng độ tin cậy.

Đối với thang đo Quyết định của khách hàng mua căn hộ (QD): Thang đo

này được đo lường bởi 3 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.822 > 0.7 đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo Quyết định của khách hàng mua căn hộ đáp ứng độ tin cậy.

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần của thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích EFA đối với các thang đo. Mục đích của kỹ thuật phân tích EFA là nhằm xác định các nhân tố nào thực sự đại diện cho các biến quan sát trong các thang đo. Các nhân tố đại diện mới cho 20 biến quan sát không tính đến 3 biến quan sát thuộc thang đo Quyết định của khách hàng) có được từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA có thể khác so với mô hình nghiên cứu đã được đề xuất. Việc phân tích EFA được thực hiện qua các kiểm định:

Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA cho các khái niệm đo lường Nhân tố 1 2 3 4 5 VT6 .854 VT5 .835 VT4 .796 VT2 .790 VT1 .760 VT3 .742

TC5 .868 TC1 .828 TC2 .819 TC3 .798 TC4 .777 KT2 .919 KT3 .913 KT1 .857 TT2 .875 TT3 .866 TT1 .834 MK1 .846 MK2 .750 MK3 .739 Hệ số KMO 0.826 Sig. 0.000 Eigenvalue 1.455 Phương sai trích 71.88%

Nguồn từ tính toán thông qua SPSS

Theo kết quả Bảng 4.3 thì ta có thể kết luận hệ số KMO = 0.826 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, cho thấy phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Kết quả kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05 cho thấy các biến quan

sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Phân tích nhân tố khám phá EFA trích ra được 5 nhân tố đại diện cho 20 biến quan sát với tiêu chuẩn Eigenvalues là 1.455 lớn hơn 1. Bảng phương sai tích lũy cho thấy giá trị phương sai trích là 71.88%. Điều này có nghĩa là các nhân tố đại diện giải thích được 71.88% mức độ biến động của 20 biến quan sát trong các thang đo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA trích ra được 5 nhân tố đại diện cho 20 biến quan sát trong các thang đo. Các nhân tố và các biến quan sát trong từng nhân tố cụ thể được trình bày trong bảng ma trận xoay nhân tố. Bảng 4.3 cho thấy, các biến quan sát trong mỗi nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.55 như vậy, 5 nhân tố cụ thể như sau:

Nhân tố 1: Bao gồm các biến quan sát TC1; TC2; TC3; TC4; TC5. Đặt tên cho

nhân tố này là TC đại diện cho nhân tố Tài chính.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CĂN HỘ CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY NOVALAND (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w