yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Doanh thu của các doanh nghiệp điện thường bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, cụ thể là hiện tượng El Nino và La Nina. Hiện tượng El Nino gây ra thời tiết khô hạn, làm giảm sản lượng sản xuất của các nhà máy thuỷ điện. Trong trường hợp này, các nhà máy nhiệt điện sẽ được huy động để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện. Ngược lại, hiện tượng La Nina sẽ tạo thuận lợi cho các nhà máy thuỷ điện khi nguồn nước trở nên dồi dào trong chu kỳ của hiện tượng này.
4 15 doanh nghiệp đưa vào nghiên cứu được lọc ra từ 19 doanh nghiệp ban đầu nhằm đảm bảo các doanh nghiệp trong nghiên cứu có chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn và tiên tục trong giai đoạn 2011-2018 như đã nêu ở mục phạm vi nghiên cứu.
26.000 25.500 25.000 24.500 24.000 23.500 23.000 22.500 22.000 21.500 7,0% 6,0% 5,0% 4,0% 3,0% 2,0% 1,0% 0,0% -1,0% -2,0% -3,0% 2015 Tổng doanh thu 2016 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu
Bảng 3 - Tổng doanh thu và Tăng trưởng DT của 15 công ty điện từ 2015-2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website cafef.vn Biểu đồ 1 - Tổng doanh thu và Tăng trưởng DT của 15 công ty điện
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Năm 2015 – 2016 là giai đoạn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành điện Việt Nam do chu kỳ El Nino mạnh và kéo dài nhất trong lịch sử đã khiến sản lượng của doanh nghiệp thủy điện sụt giảm nghiêm trọng. Trong 15 công ty điện được nghiên cứu có đến 10 công ty thuộc nhóm thuỷ điện. Do đó, tổng doanh thu giai đoạn 2015 – 2016 cũng bị sụt giảm theo. Cụ thể tổng doanh thu của 15 công ty điện niêm yết trên TTCK Việt Nam giảm từ 23.679 tỷ năm 2015 xuống còn 23.071 tỷ năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn này cũng giảm 1,3%.
Tuy nhiên, tình hình đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nửa đầu năm 2017. Chu kỳ hạn hán ở khu vực miền Trung – Tây nguyên kết thúc trùng với hiện tượng La Nina diễn ra vào mùa khô 2017 khiến một loạt doanh nghiệp thủy điện có sự tăng trưởng tích cực về kết quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thủy điện có sự bứt phá
2015 2016 2017 2018
Tổng doanh thu
(tỷ đồng) 23.679 23.071 24.370 25.366
Tỷ lệ tăng trưởng tổng
mạnh mẽ về mặt sản lượng cũng như doanh thu trong năm 2017 như DRL (+58%), SBA (+57%), TMP (+56%), SEB (+53%).
Năm 2018, tổng doanh thu của các công ty đạt 25.366 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 4,1% so với năm 2017. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận đạt 2,55%. Dòng tiền của các công ty điện trong giai đoạn 2011-2018 trên TTCK Việt Nam thường mang giá trị âm. Điều này có thể được lý giải bởi các công ty phát điện và bán lẻ điện thường bị chiếm dụng vốn do những công ty này chỉ có thể bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – tổ chức độc quyền về phân phối điện. Do quá trình giải ngân chậm trễ khiến khoản phải thu của các công ty điện tăng, dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với dòng tiền tài chính trong ngắn hạn.
Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu trung bình của 15 công ty trong năm 2018 là 72,62% và trong giai đoạn 8 năm nghiên cứu là 101,44%/năm. Các công ty điện thường có tỷ lệ nợ vay cao do nhu cầu vốn đầu tư ban đầu vào các công trình phát điện đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Các công ty điện thường vay nợ ngoại tệ dài hạn và trả theo thời hạn hợp đồng. Đó là lý do vì sao tỷ lệ nợ hằng năm của các công ty này thường cao. Như vậy, đặc điểm kinh doanh của những công ty điện niêm yết trên TTCK Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Đồng thời, thị trường điện độc quyền Việt Nam cũng dẫn đến những khó khăn trong quá trình hoạt động của các công ty. Việc EVN độc quyền phân phối và mua điện khiến các công ty phát điện và bán lẻ điện hoàn toàn bị động trong việc sản xuất cũng như bị động về giá bán. Tuy nhiên, tình trạng này có thể sẽ suy giảm trong những năm tới khi thị trường điện Việt Nam bước vào giai đoạn bán lẻ điện cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc các công ty điện vay nợ ngoại tệ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong năm do biến động của tỷ giá. Do vậy, các công ty ngành điện cần dựa trên những yếu tố này để cân nhắc chính sách cổ tức phù hợp với tình hình hoạt động của công ty trong từng giai đoạn cụ thể.