- Hình thức trả lương theo sản phẩm:
4 Lợi nhuận sau thuế
3.2.1.1. Hoàn thiện chế độ tiền lương.
Tiền lương là đòn bẩy quan trọng góp phần nâng cao tính tích cực của người lao động. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động cũng là hàng hoá và là đối tượng mua bán trên thị trường. Tiền lương là giá cả của sức lao động. Khi đã thừa nhận điều đó thì cần đổi mới căn bản nhận thức về tiền lương theo nguyên tắc của thị trường: “ Trên thị trường sức lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo giá cả thị trường dưới tác động của quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh ” .
Tiềm năng lao động của người lao động là rất lớn và rất khác nhau ở mỗi người. Do đó, thù lao lao động đúng đắn và hợp lý sẽ có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc khai thác tiềm năng lao động. Khai thác đúng tiềm năng lao động không phải chỉ đem lại hiệu quả và sức cạnh tranh cao cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích kinh tế và tinh thần cho người lao động. Ngược lại, nếu khai thác không đúng phương pháp thì sẽ gây ra sự kìm hãm năng lực lao động của người lao động, đồng thời pháp luật cho phép người lao động đi tìm công việc khác ở doanh nghiệp khác nếu họ thấy khả năng phát triển ở đó là tốt hơn.
Trong những năm qua công ty đã trả lương cho người lao động tuy đã khuyến khích được họ làm việc chăm chỉ nhưng vẫn chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động tìm tòi sáng tạo. Vì vậy, nghiên cứu chính sách lương bổng là để nhằm làm cho công ty có những biện pháp tốt hơn trước để có thể khuyến khích hơn nữa tinh thần làm việc, sáng tạo hơn nữa trong công việc.
Để hoàn thiện chính sách lương bổng, công ty phải hoàn chỉnh việc xác định các hệ số lương, làm tốt các công tác thống kê đánh giá các tiêu chuẩn. Công ty cần có các chỉ tiêu cụ thể để phân chia các đối tượng khác nhau cho những hình thức trả lương khác nhau, từ đó đảm bảo lương được trả theo đúng hiệu quả của công việc mà công nhân viên thực hiện, đảm bảo tính công bằng cho mọi người trong công ty. Nội dung của cách tính tiền lương được quy định rõ trong văn bản của công ty.
Trước đây, công ty trả lương theo thời gian cho cán bộ trong công ty bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương. Cách tính này không khuyến khích được tinh thần làm việc và cống hiến của người lao động. Vì vậy, công ty cần điều chỉnh lại cách tính lương đối với cán bộ, lao động gián tiếp theo công thức sau:
- Đối với cán bộ lãnh đạo: giám đốc công ty, phó giám đốc kỹ thuật công thức tính lương :
TL = TLCB + TLBS + K
TLCB = H x TLmin.
TLBS = TLBSBQ x K1 x K2.
Trong đó:
TL: Tiền lương của cán bộ. K: phụ cấp kiêm nhiệm.
TLBS: Tiền lương bổ sung
TLmin: tiền lương tối thiểu theo quy định(450 000 đồng)
TLBSBQ: tiền lương bổ sung bình quân
K1: Hệ số trách nhiệm. Giám đốc: K1 =3
Phó giám đốc kỹ thuật : K1 = 2
K2: Hệ số phụ cấp: K2 = 0 đến 1 tuỳ thuộc vào NSLĐ và LN hàng năm. Nếu NSLĐ hoặc LN <0 thì K2 = 0.
- Đối với cán bộ công nhân viên thuộc hệ thống quản lý như kế toán thì tiền lương được tính như công thức trên nhưng có điểm khác biệt là :
K2: Hệ số thi đua trong tháng của cán bộ, nó phụ thuộc vào xếp loại của công ty.
Loại 1: K2 = 1; Loại 2: K2 = 0,8; Loại 3: K2 = 0,6.
Bảng lương của một số cán bộ công nhân viên trong tháng 1/2008 của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm là:
Bảng 3.2: Kế hoạch tiền lương của một số cán bộ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm tháng 10/2008. Đơn vị : 1000 đồng Chức danh H TLCB TLBSBQ K1 K2 TLBS K TL Giám đốc 4.99 2 246 610 4 1 2 440 200 4 886 Phó giám đốc 3.27 1 472 400 3 1 1 200 150 2 822 Kế toán 2,96 1 332 550 2 1 1 100 120 2 552
(Nguồn: Phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Theo cách tính mới này, bộ phận lãnh đạo muốn tăng thu nhập của mình phải làm cho công ty hoạt động có lãi thông qua việc tăng năng suất lao động. Còn các lao động gián tiếp khác thì phải nỗ lực làm việc để mọi người trong công ty
xếp vào loại 1. Có như vậy thì thu nhập của bộ phận lao động gián tiếp này mới được tăng lên. Sự tăng lên này là sự biểu hiện của thái độ làm việc và cống hiến của họ cho công ty.
Đối với lao động trực tiếp, công ty chọn hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể. Hình thức này tuy đã có tác dụng khuyến khích mọi người lao động làm việc tích cực hơn nhưng còn có nhược điểm là chưa phân rõ mức độ đóng góp của mỗi người. Vì vậy, công ty cần điều chỉnh theo công thức sau:
TC = ĐG * Q tt
TLNC = TC/ ngày công toàn tổ TL = TLNC * số ngày công *Ti. Trong đó:
TC: Tiền công của cả tổ. TLNC: Tiền lương ngày công.
ĐG: Đơn giá. TL : Tiền lương của mỗi người.
Q tt : Số lượng sản phẩm thực tế. Ti : Hệ số đóng góp của lao động i.
Ti : Tỉ lệ thuận với mức độ lành nghề của lao động. Có 3 loại như sau:
Loại 1: Tay nghề vững, áp dụng phương pháp làm việc tiên tiến chấp hành chỉ đạo của cấp trên, đảm bảo kết quả của cả tập thể, năng suất lao động có tính trội. Loại này có Ti = 1.5
Loại 2: Công nhân bảo đảm ngày giờ công sản xuất, chấp hành phân công lao động, đạt năng suất lao động đã đề ra. Ti = 1.3
Loại 3: Công nhân không đảm bảo ngày công, chưa chấp hành quy chế lao động. Ti = 1.0.
Với chỉ tiêu này ta có thể tính lại tiền lương cho 6 người trong tổ đứng máy trong tháng 10/2008 của công ty như sau:
TCNC = 91 086 đồng.
Bảng 3.3: Dự báo tiền lương của tổ máy của công ty tháng 10/2008 theo cách tính mới. Đơn vị: đồng. tt Họ và tên Số ngày công Ti Phương pháp tính cũ (1) Phương pháp tính mới (2) Chênh lệch (%) (3)=(2)/(1)*100
1 Nguyễn Việt Tiến 25 1.5 2 277 152 3 415 728 150 2 Nguyễn Thành Luân 24 1.3 2 186 064 2 841 883 130 3 Trần Văn Hà 26 1.0 2 368 236 2 368 236 100 4 Nguyễn Việt Dũng 26 1.3 2 368 236 3 078 707 130 5 Nguyễn Hải An 25 1.0 2 277 152 2 277 152 100 6 Phạm Xuân Tùng 25 1.5 2 277 152 3 415 728 150 7 Tổng tiền lương 151 13 754 000 17 397 434 126
Ta thấy rằng công thức tính mới phản ánh đúng thực tế sự đóng góp của người lao động trong tổ đóng gói sản phẩm. Người nào có hệ số đóng góp lớn thì sẽ được nhận lương nhiều và ngược lại ai không tham gia tích cực vào sản xuất thì lương không cao. Công ty không chọn hệ số Ti >1 vì nếu những người nào không cố gắng thì tiền lương sẽ không bị thấp đi và những ai cố gắng sẽ được lương cao hơn. Làm như vậy thì người lao động sẽ cảm thấy mình đang được công ty ưu đãi ngay cả khi mình làm việc không thực sự chăm chỉ. Và do đó họ sẽ cảm thấy mình phải cố gắng hơn.
Mặt khác, cách tính lương mới có ưu điểm hơn so với cách tính lương trước là: theo cách tính trước thì những người làm việc tính cực nhiều khi cũng được nhận cùng số tiền lương với người làm việc thiếu tích cực hơn họ.Ví dụ: trước kia anh Tùng và anh An cùng làm 25 ngày công và được hưởng cùng một số tiền 2 277
152 đồng tuy rằng anh tùng làm việc có hiệu quả hơn anh An. Nhưng nay thì anh Tùng được hưởng lương cao hơn anh An và cao hơn tiền lương trước kia do có tính đến hệ số đóng góp.
Vì những lý do trên, công thức này rất được người lao động chấp nhận và sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều trong việc khuyến khích tinh thần làm việc cho người lao động trong công ty.