Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Mục tiêu của kỷ luật là làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ để họ nhận ra rằng kỷ luật tốt nhất là sự tự giữ kỷ luật.
Đối với công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm thì kỷ luật không phải là để trừng phạt người lao động khi họ vi phạm mà mục đích cao nhất là giúp họ nhận ra lỗi của mình mà sửa chữa và để noi gương cho những người lao động khác. Thi hành kỷ luật là nhằm vào hành vi sai trái của người lao động chứ không phải là vào cá nhân họ. Đây là biện pháp được thực hiện khi cần thiết mà thôi chứ không phải là biện pháp tối ưu của công ty.
Nội dung kỷ luật của công ty nêu rõ các điều khoản quy định về hành vi của người lao động trong các lĩnh vực liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của họ như: số lượng, chất lượng công việc cần đạt được, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, giữ trật tự, an toàn tài sản… Với mỗi hành vi sẽ có hình thức kỷ luật tương ứng chứ không quy đồng mọi hành vi vi phạm vào một hình thức kỷ luật.
Trong thời gian qua công ty đã áp dụng 3 hình thức kỷ luật là: kỷ luật ngăn ngừa (phê bình), kỷ luật khiển trách, kỷ luật trừng phạt (cảnh cáo).
Kỷ luật ngăn ngừa:
Dùng để đưa ra những sự nhắc nhở và phê bình nhẹ nhàng có tính xây dựng. Người quản lý trực tiếp sẽ giải thích cho người lao động rõ về những sai phạm và cho phép họ tự chủ làm việc. Hình thức này áp dụng cho các hành vi như: người lao động đi làm việc không đúng giờ, nghỉ việc không có lý do, không giữ trật tự trong lúc làm việc …
Kỷ luật khiển trách:
Áp dụng cho những vi phạm nặng hơn những vi phạm bị phê bình. Hình thức này phải được tiến hành tế nhị, kín đáo, tạo cơ hội cho người vi phạm sửa chữa tránh lặp lại. Những vi phạm có thể bị khiển trách như: tự ý bỏ vị trí làm việc,thiếu tinh thần trách nhiệm gây hư hại nhẹ cho tài sản của công ty, không hoàn thành kế hoạch sản xuất…
Kỷ luật trừng phạt(cảnh cáo):
Áp dụng đối với những người vi phạm kỷ luật. Quy trình cảnh cáo bao gồm các hình thức :
cảnh cáo miệng cảnh cáo bằng văn bản đình chỉ công tác sa thải.
Đầu tiên công ty sẽ cảnh cáo miệng đối với người vi phạm nhẹ và vi phạm lần đầu tiên. Nếu những vi phạm lớn hơn và có tính chất nghiêm trọng hơn thì công ty sẽ gửi văn bản cảnh cáo cho họ. Nếu như họ vẫn không sữa chữa sai phạm thì công ty sẽ quyết định đình chỉ công tác tạm thời để họ có thời gian nhìn nhận lại vấn đề và sữa lỗi. Sau khi bị đình chỉ mà người lao động không hề tiến bộ hơn thì công ty sẽ sa thải, đuổi việc họ.
Công ty cũng quy định nguyên tắc xử lý vi phạm như sau:
- Đối với người lao động vi phạm nhiều hình thức kỷ luật thì không đông thời thi hành tất cả mà chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất.
- Không xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm của người lao động.
- Không dùng tình cảm cá nhân để xử lý vi phạm mà phải áp dụng theo đúng quy định về hình thức kỷ luật của công ty.
Trong những năm qua công ty đã tổng hợp các trường hợp vi phạm như sau:
Bảng 2.10: Số lượng người lao động của công ty vi phạm kỷ luật trong thời gian qua.
Đơn vị: lượt người Các loại vi phạm
Số lượt người vi phạm
Năm 2006 Năm 2007 Tính đến
5/ 2008
Vệ sinh an toàn lao động 53 35 10
Đi làm không đúng giờ 90 78 25
Làm hư hỏng tài sản chung 45 20 5
Cãi cọ, gây mất trật tự 15 9 3
Tổng 203 142 43
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Như vậy, trong thời gian qua công ty để xảy ra tương đối nhiều trường hợp vi phạm kỷ luật. Năm 2006 xảy ra nhiều vi phạm nhất 203 lượt người do công ty mới đi vào hoạt động nên vấn đề kỷ luật chưa được quan tâm chu đáo. Năm 2007 công ty đã khắc phục tình trạng này nhưng số lượt lao động vi phạm vẫn cao là 142 lượt người. Đến tháng 5/2008 số vi phạm là 42 trường hợp, con số này không phải là nhỏ, nhưng so với các năm trước đã giảm xuống đáng kể.
Số lượt lao động vi phạm trong thời gian qua nhiều chứng tỏ chất lượng lao động của công ty chưa tốt. Do đó trong thời gian tới công ty cần phải tăng cường kỷ luật và tiến hành giáo dục đào tạo cho người lao động.