Điều kiện khí hậu, thời tiết

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 34 - 38)

- Xã Mường Thải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu mang tính chất vùng núi, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô.

+ Mùa mưa: nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10. + Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. + Nhiệt độ trung bình cả năm: 22.40C.

+ Tháng cao nhất trung bình: 29.50C. + Tháng thấp nhất trung bình: 18.20C. + Độ ẩm trung bình: 82%

+ Lượng mưa trung bình: 1185,4 mm/ năm tập trung vào các tháng 7,8,9. + Có ảnh hưởng của gió Lào thường vào các tháng 3,4,5 trong năm. - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 nhiều nhất vào tháng 6,7,8 chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, địa hình đồi núi dốc, thảm che thực vật kém do đó dễ xảy ra lũ quét gây nhiều thiệt hại về tài sản và hoa màu.

- Đây là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa Đông bắc và sương muối nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Tuy ít chịu ảnh hưởng của bão lớn nhưng trên địa bàn xã có một số vùng chịu ảnh hưởng của lốc, mưa đá, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

- Do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió chủ yếu là gió Nam và gió Tây, đặc biệt bị ảnh hưởng gió Lào rất nóng và khô.

- Do cấu trúc địa chất, các dãy núi đứt gãy phân chia các đới vùng chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam. Vì vậy hệ thống suối của xã có hướng chảy chung là Tây bắc - Đông nam. Các con suối có độ rộng và độ dốc lòng suối vừa phải là ưu thế để phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Về

mùa mưa thường sảy ra lũ, mùa khô nhiều suối bị cạn kiệt nước, thậm chí không còn nước ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

4.1.1.4. Đất đai

Địa chất xã Mường Thải được chia thành 3 nhóm: - Nhóm đá Maxma: Granít, Bazan.

- Nhóm đá và chầm tích gồm: Đá vôi, đá cát, đá sét, bột kế, phù sa cổ và phù sa biến đổi do trồng lúa.

- Nhóm đá biến chất gồm: Phiến thạch Mica, Phiến thạch sét, Thạch anh. Bao gồm 6 loại đất chính khác nhau:

Đất phù sa sông suối, đất đỏ vàng trên đá sét, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, đất mùn đỏ vàng trên đá sét, đất mùn vàng nhạt trên đá cát, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

+ Đất phù sa sông suối (Py): Được phân bố dọc các con suối lớn nhỏ, thường có diện tích hẹp, địa hình khá bằng phẳng. Loại đất này thích hợp trồng lúa nước và các loại cây trồng ngắn ngày, chú ý cần bón vôi và lân để tăng năng xuất cây trồng và cải tạo đất.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Được phân bố tập trung trên diện tích đồi núi có độ cao dưới 700m, có độ dốc trên 200. Loại đất này thích hợp trồng các loại cây dài ngày như nhãn, cam, quýt, mơ, mận…và một số cây ngắn ngày như ngô, sắn… ở những nơi có độ dốc cao cần có kế hoạch trồng cây và bảo vệ rừng.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Được phân bố rải rác trên địa hình dốc thoải 0 - 80, có tầng dày trên 100 cm. Loại đất này thích hợp trồng lúa nước và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, chú ý cần bón vôi để cải tạo độ chua.

+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs): Được phân bố tập trung trên diện tích đồi núi có độ cao trên 700 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trên 200. Loại đất này thích hợp trồng các loại cây dài ngày, nhưng do độ dốc lớn, nên có nhiều hạn chế, ở những nơi có độ dốc cao cần có kế hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng.

+ Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Được phân bố tập trung trên các dãy núi cao của xã, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trên 250. Loại đất này ở độ dốc lớn, nên ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là lâm nghiệp.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Được phân bố rải rác trên địa hình thấp trũng, khó thóat nước. Loại đất này thích hợp trồng lúa nước, tuy nhiên vào mùa mưa dễ bị ngập úng, chú ý cần bón vôi để cải tạo đất.

- Thảm thực vật tự nhiên xã Mường Thải còn lại thưa thớt, có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn lãnh thổ, các vùng rừng tập chung chủ yếu ở những nơi hiểm trở, giáp ranh giới các xã lân cận. Các quần thể thực vật của xã phân bố theo các độ cao khác nhau. Các quần thể hay gặp là Pơ Mu - Dẻ hoặc Nghiến- Vối. Xuống thấp hơn có xuất hiện các đại diện của rừng lá rụng và nửa lá rụng, ngoài ra còn có tre, nứa, cây lấy gỗ khác, lùm bụi và cỏ.

- Cây trồng: Bao gồm các loại cây hoa màu, lương thực, công nghiệp ngắn ngày. Cây ăn quả phân bố ở vùng đất độ dốc thấp và trong vườn gia đình.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong ngành sản xuất nông nghiệp. Đây là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và xây dựng cơ sở văn hóa kinh tế của xã hội và an ninh quốc phòng. Nhìn chung đất đai khá phong phú và đa dạng, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở mức

trung bình thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Để thấy rõ được tình hình sử dụng đất đai của xã Mường Thải ta đi nghiên cứu bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Mường Thải từ năm 2015 - 2017

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng diện tích đất tự nhiên 6.914,56 6.914,56 6.914,56 0 I. Đất nông nghiệp 6.587.04 6.583,94 6.584,21 -3,29 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.716,85 1.762,29 1.834,72 +117,33

1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.597,16 1.616,94 1.676,41 +79,25

- Đất trồng lúa 152,94 167,6 182,4 +29,46

- Đất trồng cây hàng năm

khác 1.444,22 1.449,34 1.494,01 +49,79

1.2 Đất trồng cây lâu năm 120,23 145,33 158,31 +38,08

2. Đất lâm nghiệp 4.864,72 4.783,98 4.745,25 -119,47 3. Đất nuôi trồng thủy sản 4,15 4,22 4,26 +0,11 II. Đất phi nông nghiệp 320,01 324,75 325,84 +5,83

1. Đất ở 32,19 34,21 34,28 +2,09

2. Đất trụ sở cơ quan 0,83 0,83 0,83 0

3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,28 7,80 8,45 +1,17 4. Đất có mặt nước chuyên

dùng 249,7 249,2 248,5 -1,20

5. Đất phát triển hạ tầng 29,71 32,69 34,78 +5,07

III. Đất chưa sử dụng 7,08 6,67 4,5 -2,54

Qua bảng 4.1ta nhận thấy rằng diện tích đất nông nghiệp của xã Mường Thải đã giảm từ năm 2015 - 2017. Trong đó diện tích trồng lúa và các cây trồng hàng năm cũng tăng dần, diện tích trồng cây trồng lâu năm tăng mạnh, vì hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông dân cao hơn. Từ năm 2015 - 2017, diện tích đất lâm nghiệp của xã Mường Thải đã giảm 75,73 ha từ 4.865,98 ha xuống còn 4.745,25 ha, qua điều tra từ thực tế cho thấy có rất nhiều hộ trong xã đã chuyển từ trồng cây ngô sang trồng cây cam Đường canh. Bên cạnh đó diện tích đất phi nông nghiệp cũng tăng lên so với năm 2015 điều này thể hiện rằng các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ của xã đang dần tăng lên, bộ mặt xã đang đang ngày một đổi mới.

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 34 - 38)