Mặc dù là cây trồng có trên địa bàn xã lâu năm và là cây đặc sản, có giá trị hàng hóa cao, tuy nhiên là người dân còn có những hạn chế về kĩ thuật, thâm canh cây trồng, khoa học kĩ thuật, thị trường... Do vậy cần có các chính sách khuyến khích hỗ trợ tích cực cho người sản xuất.
Chính sách hỗ trợ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng: Chú trọng vận dụng các nguồn vốn theo hướng tập trung tăng cường cho hệ thống hạ tầng như: Chợ đầu mối, giao thông, thủy lợi trên địa bàn xã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sản xuất cũng như người mua.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu hiệu quả sản xuất Cam ở địa phương ra một số kết luận sau: Qua điều tra tìm hiểu về tình hình sản xuất Cam Canh xã Mường Thải, nhận thấy rằng cam là cây trồng đang có xu hướng phát triển rộng tại địa phương vì qua thực tế các hộ dân đã trồng. Sản xuất cam Canh mang đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, nó chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như giống, chi phí đầu tư, kỹ thuật chăm sóc, thị trường tiêu thụ,...các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả kinh tế thu được từ cây trồng. Nhìn chung mọi điều kiện tại xã Mường Thải đều khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cam, song vẫn còn một số các khó khăn mà không chỉ các hộ gia đình phải khắc phục mà cần phải có sự quan tâm hơn nữa từ phía Tỉnh và Nhà nước.
Đặc biệt là vấn đề tiêu thụ cam ở các hộ nông dân vẫn còn đang là một vấn đề cần quan tâm, người dân chủ yếu là bán cho tư thương tại nhà và đây là kênh tiêu thụ chính của hộ, song giá cả mà họ nhận được lại thấp hơn so với giá trên thị trường. Khi quy mô trồng cam tại địa phương mở rộng hơn thì vấn đề giá cả, nơi tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân cần ổn định và chắc chắn hơn như:
* Xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện liên kết chặt chẽ với các tác nhân ảnh hưởng để hạn chế rủi thấp nhất đến hộ trồng cam Canh, củng cố thị trường tiêu thụ trong nước kết hợp với công tác xúc tiến thương mại để cam Phù Yên có thể mang xuất khẩu.
* Giữ vững và phát triển thương hiệu cam Phù Yên bằng cách nâng cao chất lượng, mẫu mã và độ an toàn của sản phẩm. Đồng thời tăng cường quảng cáo và tham gia các hội chợ hàng hóa để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
Về cơ sở hạ tầng tại xã Mường Thải những năm gần đây, phần nào đã đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho người dân. Hệ thống đường xã đến đã được tu sửa xong, thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Đã có hệ thống mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp khá quy mô và thiết thực.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây cam Canh hiện là cây kinh tế chủ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây cam Canh bằng cách cụ thể hóa những giải pháp nêu trên để cây cam Canh thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của xã.
5.2 Kiến nghị
5.2.1. Đối với nhà nước
Trong thời gian thực hiện khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
cây cam đường Canh tại xã Mường Thải, huyện phùi Yên, tỉnh Sơn La” tại xã
Mường Thải, tôi nhận thấy xã có nhiều lợi thế để phát triển cây cam Canh. Vì vậy, để cây cam Canh phát triển tốt và bền vững trong tương lai, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Nhà nước cần chú trọng hơn nữa trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hộ trồng và kinh doanh sản phẩm cam Canh, nhất là các chính sách về vay vốn và quyền sử dụng đất.
Hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân, nhất là các hộ áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, sản xuất theo hướng thâm canh. Số lượng vốn cho vay phù hợp với phương án đầu tư của hộ, thời gian cho vay dài với lãi suất ưu đãi. Bộ Nông nghiệp và PTNT thống nhất chương trình phát triển toàn diện vùng cây ăn quả trên địa bàn cả nước.
Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án qui hoạch và chỉ đạo các Ban, Ngành trong tỉnh tạo điều kiện về chế độ, chính sách, đầu tư về vốn, chuyển
giao kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để thực hiện các chương trình dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện cũng như thực hiện các phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
5.2.2. Đối với huyện Phù Yên
- Cùng với trạm Khuyến nông huyện và các công ty, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung chuyên sản xuất cam Canh. Cần có sự quy hoạch vùng trồng cam Canh để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc, thu hoạch.
- Chính sách hỗ trợ vốn cho hộ khó khăn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Huyện hỗ trợ cho địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng tốt mô hình HTX vườn ươm cua Ông Nguyễn Văn Ngân chuyên cung cấp giống cây cho địa phương và các vùng lân cận có sự quản lý và có cán bộ chuyên môn. Đồng thời tiến hành thực hiện. Rà soát đánh giá công tác thực hiện phát triển vùng cam Canh
Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông đến từng tiểu vùng, từng hộ trồng cam. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến nông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước, kết hợp với các hiệp hội nghề nghiệp chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật trồng cam đến người dân.
Sửa chữa, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển cam Canh lâu dài và bền vững.
Có kế hoạch quản lý điều hành các dự án, tránh chồng chéo các dự án trong vùng. Đảm bảo các dự án triển khai đều mang lại hiệu quả và thực tế.
Đảm bảo ổn định về vật tư nông nghiệp cho người nông dân. Có chính sách trợ giá về cây giống để khuyến khích nhân dân sử dụng giống tốt, sạch bệnh. Hỗ trợ cho nhân dân vay vốn đầu tư trực tiếp cho trồng, chăm sóc ,kinh doanh cam.
Hỗ trợ kinh phí xây dựng các hồ chứa nước nhân tạo trên các khe và sườn núi cũng như hệ thống kênh mương dẫn nước vùng trồng cam nhằm tạo điều kiện về nước tưới cho người trồng cam. Xây dựng dự án phát triển giao thông chung cho toàn huyện cũng như các xã trong vùng quy hoạch trồng cam.
5.1.3. Đối với xã Mường Thải
Cần xác định các dự án ưu tiên, năng động hơn trong việc đưa sản phẩm tiếp cận với các hội chợ triển lãm cây ăn quả, qua đó thực sự xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm địa phương. Đối với cán bộ khuyến nông xã cần sâu sát hơn trong việc hướng dẫn người dân áp dụng đúng các kỹ thuật từ khâu chọn giống cho tới khâu tiêu thụ. Tích cực kết hợp với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp và các hộ trồng cam, để đưa sản phẩm cam tiếp cận được thị trường địa phương và ngoại tỉnh rộng, bền vững tiếp đó là thị trường xuất khẩu.
5.1.4. Đối với hội nông dân trồng cam Canh
Thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, sử dụng hợp lý an toàn thuốc bảo vệ thực vật; làm tốt công tác thu hái, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Ký cam kết và sản xuất cam theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm để có sản phẩm đảm bảo an toàn, đảm bảo chất lượng cung cấp ra thị trường, giữ vững thương hiệu “Cam Phù Yên”. Thực hiện tốt khâu hạch toán giá thành bằng cách ghi chép thu chi thường xuyên rõ ràng để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất..
- Tích cực tìm hiểu về thị trường có kiến thức cơ bản và xác định nhu cầu thị trường.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cam Canh để từ đó có thể áp dụng vào trong quá trình sản suất mang lại năng suất, giá thành cao hơn.
- Tiến hành trồng xen canh thêm cây họ đậu như đỗ tương, đỗ đen hoặc gừng dưới tán cây cam để tăng thêm thu nhập và bảo vệ đất.
- Tích cực học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chủ động tìm kiếm thông tin từ các phương tiện truyền thông để nâng cao kiến thức kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cam, tiếp cận các thông tin thị trường có độ tin cậy cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt
1.Trần Ngọc An (2013), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Đường canh tại thị trấn nông trường Trần Phú – huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái, khóa luận tốt nghiệp, đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
2. Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên.
3. Nguyễn Tiến Dũng (2015), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ. Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Cần Thơ
4. Trần Đình Tuấn (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐHKT&QTKD Thái Nguyên.
5. Trần Thế Tục, một số ý kiến về phát triển cây ăn quả vùng núi và trung du phía Bắc đến năm 2010 - 2020, Thông tin khoa học kỹ thuật Rau- Hoa-Quả, số 2 tháng 6/1998
6. UBND huyện Phù Yên, Báo cáo Thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của Phòng TN&MT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
7. UBND xã Mường Thải, Báo cáo số 21/2017/BC-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng nông thôn mới xã Mường Thải giai đoạn 2011-2020 của Phòng NN&PTNT Phù Yên
8. UBND huyện Phù Yên, Dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể PTKTXH huyện Phù Yên đến năm 2020.
9. Chi cục thống kê huyện Phù Yên, Niên giám thống kê huyện Phù Yên giai đoạn 2014 – 2016.
II. Internet 10.http://pgrvietnam.org.vn/cach-trong-cam-duong-canh-ngot-nhu- duong-339.html 11. http://thegioihoaquasach.vn.cam-duong-cam-canh.html 12. https://toc.123doc.org/document/872294-3-tinh-hinh-san-xuat-va- tieu-thu-cam.htm