Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, HQKT sản xuất cây cam Canh tại xã

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 60 - 63)

tại xã Mường Thải

* Ảnh hưởng của trình độ văn hóa của chủ hộ đến HQKT sản xuất cây cam Canh

Trình độ văn hóa của chủ hộ là yếu tố chủ quan nhưng ảnh hưởng quan trọng đến HQKT của việc trồng cây cam Canh nói riêng và hoạt động sản xuất khác trong kinh tế hộ gia đình nói chung. Trình độ văn hóa của chủ hộ càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hộ có thể tiếp cận tốt hơn với những kiến thức kỹ thuật cũng như phản ứng nhanh hơn với những thông tin về kinh tế xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình trồng

cam. Sự tác động này rõ ràng hơn khi họ tham gia vào ngành sản xuất nhiêu rủi ro này

* Phân tích ảnh hưởng của tiếp cận khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất cam Canh.

Khoa học kỹ thuật: là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngành sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Bất kỳ một ngành sản xuất nào nếu muốn phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều cần đến KHKT. Khi người chủ đã quyết định sử dụng một lượng vốn lớn để đầu tư thì đồng thời họ cũng phải nhận thức được cần phải làm sao để số vốn đó sinh lời hay nói cách khác là mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy người chủ hộ rất quan tâm tới việc học hỏi các kiến thức kỹ thuật và tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật.

* Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến HQKT đến sản xuất cam Canh + Những thuận lợi đối với hộ trồng cam Canh: Hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp với những con đường bê tông liên xóm, thôn, xã. Đặc biệt các bản trồng cam Nhiều nhất lại nằm dọc trục đường QL37, sẽ giúp cho việc thông thương buôn bán thuận lợi nhờ vậy thương hiệu cam Mường Thải nâng cao vị thế của mình.

Với điều kiện đất đai 100% đất đai đồi núi, khí hậu tương đối mát mẻ, lượng mưa hàng năm trung bình 1185,4mm/năm và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp cho cây cam Canh phát triển. Nhờ vậy, cam Mường Thải luôn có hương vị đặc trưng và đạt năng xuất cao.

+ Những khó khăn và thách thức đối với hộ trồng cam Canh

Thị trường tiêu thụ: Hiện nay, cam Canh Mường Thải mới chỉ được phổ biến đến tại các huyện trong tỉnh. Sản phẩm ngay sau thu hoạch chủ yếu được tiêu thụ tại huyện, tỉnh và một phần được vận chuyển đến một số huyện lân cận nhờ tư thương. Do sản lượng mỗi năm thu hoạch được vẫn còn ít, mặc

dù mùi vị và chất lượng rất tốt. vì người nông dân chưa thực sự chú ý đến việc chăm sóc nên cam Đường canh chưa đạt được giá trị cao như mong muốn. Việc đưa cam Canh tới nhưng địa phương xa hơn còn phải phụ thuộc vào sản lượng cam thu hoạch được.

Bên cạnh những thuận lợi thì quá trình sản xuất cam Canh địa bàn xã Mường Thải cũng gặp không ít những khó khăn thông qua quá trình phỏng vấn các hộ nông dân sản xuất cam Canh tôi có tổng hợp kết quả như sau:

Điều kiện tự nhiên của xã Mường Thải phù hợp cho cây cam Canh phát triển nhưng qua thực tế cho thấy cây cam Canh rất mẫn cảm với điều kiện tự nhiên. Xã Mường Thải nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng và mưa thường kéo dài, độ ẩm không khí khá cao gây nên các bệnh, các loại sâu hại như rệp, nhện đỏ, sâu vẽ bùa. Gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng xuất và chất lượng quả.

Việc tư thương tới mua tại vườn cũng mang lại một trở ngại rất lớn đó là người dân sẽ không được chủ động trong khâu quyết định thị trường, nhiều khi các tư thương lớn liên kết với nhau và ép giá người dân.

Việc sản xuất cam tại địa phương cũng đã được Đảng và nhà nước quan tâm: Chính sách hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ sản xuất hay cử cán bộ khuyến nông truyền đạt kiến thức, khoa học kỹ thuật cho bà con…

Chế biến: Hiện nay, sản phẩm cam Canh Mường Thải không có biện pháp chế biến thành các sản phẩm khác nhau mà quả sau thu hoạch sẽ đem bán đến người tiêu dùng sử dụng ngay. Vì diện tích cho thu hoạch ít nên việc thu hoạch chỉ trong vòng 1 - 1,5 tháng là hết quả.

Bảo quản: Trước đây, vấn đề bảo quản cam ít được bà con nông dân quan tâm, thu hoạch xong là họ mang bán trực tiếp cho thương lái hoặc mang số lượng ít ra chợ bán, mỗi ngày những người nông dân chỉ hái đủ để bán trong ngày cho nên k có chuyện quả bị thối do hàng tồn.

+ Khó khăn về giống mới và kỹ thuật chăm sóc: Các giống cam cho thời gian thu hoạch sớm, có năng suất chất lượng cao hơn còn ít nên chưa kéo dài thời vụ thu hoạch trái. Việc chăm sóc cây trồng còn dựa vào kinh nghiệm nên còn nhiều nhiều hạn chế bất thường về sâu bệnh, thời tiết.

+ Khó khăn về kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 60 - 63)