Khái quát diện tích, năng suất cam Đường canh tại xã Mường Thải,

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 42 - 45)

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.914.56 ha. Đây là vùng đất phù hợp cho cây cam, bưởi, quýt và một số các loại cây khác như lúa, ngô, rau màu các loại.Trong những năm gần đây, thấy được hiệu quả kinh tế trồng cam cao hơn hẳn một số cây trồng khác, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích trồng cây cam, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương. Cây cam trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương nên rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Sau vụ thu hoạch năm 2017, người dân trồng cam xã Mường Thải phấn khởi vì cam Canh được mùa, giá cả lại ổn định, với giá bình quân từ 25.000 - 30.000 đồng/kg có rất nhiều hộ thu nhập hàng chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/năm.

Bảng 4.2: Diện tích một số cây trồng chủ yếu của xã giai đoạn 2015 - 2017 Loại cây Năm 2015 (ha) Năm 2016 (ha) Năm 2017 (ha) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 BQC Cam canh 61,97 84,97 91,69 121,72 112,50 117,02 Cam khác 9,5 11,59 12,5 122 107,82 114,79 Bưởi 15,83 15,83 15.83 - - 93,36 Quýt 0,72 1,17 1,17 162,5 - 127,48 Chanh 0,66 0,66 0,66 - - 1,00 Ngô 880 820 805 93,18 98,17 95,68 Lúa 218 244 244 111,92 100,00 105,71

Qua bảng trên cho thấy diện tích trồng cam Đường canh đứng thứ hai chỉ sau cây ngô. Vì xã Mường Thải chủ yếu là đồi núi và các dân tộc thiếu số nên việc trồng cây cam trên đất dốc vô cùng khó khăn nên người dân địa phương vẫn chọn phương pháp canh tác theo tập quán. Tuy vậy nhưng diện tích trồng cam của địa phương vẫn tăng mạnh qua các năm như: Năm 2015 61,79 ha, năm 2016 diện tích 75,43 ha tăng 13,64 ha, năm 2017 là 84,86 ha tăng 9,43 ha. Cho thấy người dân đã nhận thấy được hiệu quả kinh tế của cam mang lại như vậy có thể tiếp tiếp tục mở rộng mô hình trồng cam.

Bảng 4.3: Diện tích đất trồng cam của xã Mường Thải giai đoạn 2015 – 2017

Bản

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 16/15 17/16 BQC Văn Yên 17,81 28,74 25,86 30,43 26,2 28,57 145,12 101,32 121,27 Phúc Yên 25,62 41,34 28,38 33,40 30,20 32,94 110,77 106,41 108,57 Khe Lành 2.5 4,03 4,84 5,7 5,0 5,45 193,60 103,30 141,42 Giáp Đất 1,5 2,42 1,5 1,8 2,2 2,40 100,00 146,67 121,02 Khoai Lang 2,35 3,79 4,87 5,73 4,90 5,34 207,23 100,62 144,35 Suối Tàu 1,05 1,69 1,62 1,91 2,25 2,45 154,28 138,89 152,72 Suối Quốc - 0 0,5 0,59 1,01 1,10 - 2,02 0,00 Suối Chiếu 0,5 0,81 2,9 3,41 4,2 4,58 0,58 144,83 107,71 Thải Thượng 8,25 11,31 10,75 12,65 11,98 13,07 130,30 111,44 125,83 Thải Hạ 2,75 4,44 3,75 4,41 3,75 4,09 136,36 100,00 121,95 Tổng 61,97 100 84,97 100 91,69 100 117,82 105,55 114,48

(Nguồn phòng NN & PTNT Phù Yên)

Qua Bảng 4.3 cho thấy diện tích trồng cây cam Đường canh của các bản liên tục tăng trong giai đoạn 2015 - 2017. Cụ thể năm 2015 là 61,97 ha, năm 2016 tăng 84,97 ha và năm 2017 tăng 91,69 ha. Ta thấy sau 3 năm tổng

diện tích cam tăng lên 97,72 ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân của 3 năm đạt 114,48%, trong đó có các bản có diện tích tương đối lớn đó là: Bản Văn yên, Phúc Yên là 2 bản đã trồng cam Đường canh sớm nhất và đã cho thu hoạch từ nhiều năm nay. Nhận thấy được tiềm năng phát triển cũng như nhìn thấy hiệu quả rõ rệt từ các hộ trồng cam trong ba năm gần đây diện tích trồng cam đã được nhân rộng ra các thôn trong toàn xã.

Bảng 4.4 : Năng suất cam Đường Canh trên địa bàn xã Mường Thải giai đoạn 2015-2017

Thôn

Năng suất (tấn/ha) So sánh (%)

BQC 2015 2016 2017 16/15 17/16 Văn Yên 16 17 20 106,25 117,64 111,89 Phúc Yên 16 16,5 20 103,12 121,21 111,89 Khe Lành - 16 19 - 118,75 - Giáp Đất 12 13,3 16 110,83 120,30 115,48 Khoai Lang 10,4 - - - NSBQ 14,67 16,5 18,75 106,73 119.45 113,07

(Nguồn tổng hợp từ số liệu thống kê năm 2017)

Qua bảng 4.4 cho thấy năng suất cây cam Đường canh mới chỉ cho thu hoạch trên 5 bản, trong đó có 2 bản đã cho năng suất rất nhiều năm và tăng dần theo các năm, cụ thể như sau: năm 2015 năm năng xuất bình quân của toàn xã đạt 14,67 tấn/ha, năm 2016 năng suất bình quân của toàn xã 16,5 tấn/ha tăng 1,74 tấn/ha (tương ứng với 11,86% so với năm 2015), năm 2017 năng suất bình quân của toàn xã là 18,75 tấn/ha tăng 2 tấn/ha (tương ứng với 12,12% so với năm 2016).

Trong tất cả các bản thì 2 bản Văn yên và Phúc Yên có năng suất cao nhất, cụ thể các bản như sau:

Năm 2015 bản Văn Yên năng suất đạt 16 tấn/ha, đến năm 2016 năng suất đạt được 17 tấn/ha tăng 1 tấn/ha so với năm 2015 ( tương ứng với 6,2% so với năm 2015), năm 2017 năng suất đạt 20 tấn/ha tăng 3 tấn/ha (tương ứng với 17,64% so với năm 2016). Năm 2015 bản Phúc Yên năng suất đạt 16 tấn/ha, đến năm 2016 năng suất đạt 16,5 tấn/ha tăng 0,5 tấn/ha (tương ứng 3,12% so với năm 2015), năm 2017 năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha tăng 3,5 tấn/ha (tương ứng với 21,21%) so với năm 2016). Có được kết quả ngày hôm nay là do những người nông dân có sự đầu tư phân bón, công chăm sóc hợp lý và biện pháp kỹ thuật tốt, nơi đây được ưu ái để phát triển tốt các loại CAQ phù hợp.

Bản có năng suất đứng thư 2 là bản Khe Lành năm 2016 năng suất đạt 16 tấn/ha, đến năm 2017 năng suất bình quân 19 tấn/ha tăng 2 tấn (tương ứng với 12,5% so với năm 2016). Bản có năng suất đứng thứ 3 là bản Giáp Đất năm 2017 đạt 16 tấn/ha, còn lại bản có năng suất thấp nhất là bản Khoai Lang năng suất năm 2017 đạt 10,4 tấn/ha. Nhìn kết quả này cho thấy do người dân trong bản chưa chú trọng tới việc bón phân, chăm sóc hợp lý cho cây dẫn đấn cây cam đạt năng suất thấp.

Còn lại các bản chưa cho năng suất là những bản vừa với bắt đầu trồng cây cam nên chưa cho thu hoạch.

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 42 - 45)