Điều kiện tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 27)

Dựa vào Điều 7, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về việc thực hiện hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng tại Việt Nam, các NHTM xem xét và ra quyết định cho vay đối với các khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng vay vốn dưới hình thức pháp nhân đáp ứng năng lực dân sự theo quy định của pháp luật. Hoặc khách hàng cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, xác lập năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật hay từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nhưng không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định cụ thể của pháp luật.

- Nhu cầu sử dụng vốn vay thể hiện mục đích hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.

- Phương án sử dụng vốn được xây dựng một cách khả thi.

- Đủ năng lực tài chính để trả nợ vay.

- Đối với trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất vay được quy định tại khoản 2, Điều 13, Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng sẽ phải được tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, rõ ràng và lành mạnh, Cụ thể, theo khoản 2, Điều 13, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:

Tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay và khách hàng thực hiện việc thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ, nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn dưới đây:

Chính phủ đối với các chính sách tín dụng được xây dựng riêng cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Xây dựng các phương án kinh doanh hàng xuất khẩu dựa trên các quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn kèo theo;

c) Phục vụ hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về việc hổ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Tăng cường phát triển định hướng ngành công nghiệp hỗ trợ dựa theo quy

định của Chính phủ về chính sách thức đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ; đ) Phục vụ và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp ứng

dụng công nghệ cao dựa vào quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn đính kèm.

1.2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng

Theo định nghĩa tại hệ thống các từ điển tiếng việt phổ thông, chất lượng (hay còn gọi là phẩm chất) là tổng thể những đặc tính hay thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) liên quan đến sự phù hợp và thỏa mãn các tiêu chí đặt ra của nhu cầu thị trưởng, với mục đích đặt ra nhằm phân biệt các sự vật (sự việc) này với sự vật (sự việc) khác.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn ISO 9000-2005, phạm trù chất lượng có thể được định nghĩa tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các yêu cầu đặt ra của một tập hợp mang những có đặc tính vốn có.

Dựa vào các tiêu chí của tiêu chuẩn ISO 8402, chất lượng được định nghĩa là tập hợp các đặc tính của một thực thể, sự vật (hay đối tượng) mang lại cho đối tượng (hay thực thể) đó khả năng đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu đã đặt ra và/hoặc nhu cầu tiềm ẩn.

Chất lượng tín dụng có thể được hiểu là sự đáp ứng gần nhất với các tiêu chí của ngân hàng đặt ra với khách hàng trong mối quan hệ tín dụng, nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định và chính sách ngành ngân hàng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và vốn cho các Ngân hàng, đồng thời phải phù hợp

với mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội chung trong từng thời kỳ. Trong ba khía cạnh dưới đây, tiêu chí liên quan đến chất lượng tín dụng được xem xét như sau:

- Đối với hệ thống các Ngân hàng thương mại: Chất lượng tín dụng được thể

hiện thông qua việc cho vay và thu hồi nợ được thực hiện đúng theo các hợp đồng tín dụng mà Ngân hàng đã ký kết với các khách hàng. Điều này được thể hiện bằng tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng thấp thì đồng nghĩa với chất lượng tín dụng càng cao.

- Đối với đối tượng khách hàng: Chất lượng tín dụng được nhìn nhận thông qua

số lượng tiền mà Ngân hàng đã tiến hành cho vay được xác định với lãi suất cãnh tranh cũng như kỳ hạn vay hợp lý, thủ tục và hồ sơ tinh giản, thuận lợi nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng khách hàng trong từng lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn có thể đảm bảo và tuân thủ hệ thống các nguyên tắc cơ bản của tín dụng.

- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và các cơ quan Chính phủ nói riêng: Chất lượng tín dụng được có thể được hiểu là quá trình cung cấp tín

dụng nhằm phục vụ, khai thác tiềm năng từ nền kinh tế, qua đó nhằm đáp ứng quá trình lưu thông hàng hoá cũng như góp phần tạo ra việc làm, thúc đẩy quá trình tích lũy, vận hành trong các khâu sản xuất cũng như điều tiết hợp lý mối quan hệ tương quan của vấn đề tăng trưởng tín dụng và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế.

Chất lượng tín dụng của các tổ chức pháp nhân tại hệ thống các NHTM được xem là tiêu chí tổng quát để phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của hệ thống các NHTM đối với các khách hàng tổ chức, với mục tiêu áp ứng đầy đủ và toàn diện nhất các nhu cầu tài chính liên quan trong quá trình vận hành của các khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống các NHTM cần phải luôn tuân thủ các quy định, các nguyên tắc phát triển bền vững và đồng thời bổ sung và đa dạng hóa các nguồn thu nhập từ hoạt động tài chính, nhằm đáp ứng mục tiêu thúc đẩy và củng cố việc phát triển nền kinh tế.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

1.2.2.1. Dưới góc độ Ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn: Được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ

quá hạn so với tổng dư nợ của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định được quy định (cuối quý, cuối tháng, cuối năm...). Tỉ lệ này được quy định theo cách tính dưới đây:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ tín dụng x 100%

- Việc duy trì tỉ lệ này ở mức càng thấp tương đương với việc chất lượng của tín dụng càng cao và ngược lại.

- Nợ quá hạn trong trường hợp này có thể được xem là các khoản nợ của những đối tượng vay (bao gồm cả cá nhân và thể nhân) không có đủ năng lực trả nợ gốc và lãi vào thời điểm đến hạn đã được thực hiện cam kết, thể hiện trong hợp đồng tín dụng khi ký kết. Nợ quá hạn trong trường hợp này được phân thành hai hình thức chính:

 Các khoản nợ quá hạn phát sinh do kỳ hạn nợ ngắn hơn chu kỳ vốn lưu động thực tế của khách hàng do một vài lý do phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh điển hình là tình huống chưa thu hồi được tiền bán hàng dẫn đến vòng quay vốn không khớp với kỳ hạn trả nợ đã được thỏa thuận. Tong trường hợp không tìm được người tiền trả nợ trong thời gian quy định, Ngân hàng buộc phải thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, dẫn đến nguy cơ nợ bị thu hồi cao.

 Các khoản nợ quá hạn phát sinh trong tình huống khách hàng vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ, hay bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, bị lừa đảo... hoặc qua đời trong các tình huống không mong muốn, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng, điều này cũng buộc Ngân hàng phải tiến hành chuyển nợ quá hạn khó đòi và có khả năng thu hồi thấp.

so với tổng dư nợ của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định được quy định cụ thể (thuông thường là cuối quý, cuối tháng, cuối năm...). Đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cơ sở để đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Tỉ lệ này được quy định theo công thức tính dưới đây:

Tỷ lệ nợ xấu = �ư �ợ �ấ�

�ổ�� ư� ợ� �í��ụ��x 100%

- Tỉ lệ này càng thấp đồng nghĩa với chất lượng tín dụng càng được nâng cao và ngược lại. Do đó, trong quá trình đánh giá tỷ trọng nợ xấu của Ngân hàng, người đánh giá cần phải xem xét thêm đến cả quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó và tỷ trọng các khoản mục tín dụng trên tổng danh mục các tài sản rủi ro của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn, rủi ro tín dụng của Ngân hàng đó sẽ càng tăng.

Tỉ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng: Tỉ lệ này đo lường mức độ đóng góp

của các hoạt động tín dụng vào tổng thể hoạt động mang lại thu nhập của Ngân hàng trong một niên độ tài chính. Cơ sơ của việc xác định này dựa trên thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Chỉ tiêu này được quy định bằng công thức tính như sau:

Tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập của ngân hàng

= �ℎ� � ậ��ổ��ℎ�ℎ� ừ ℎ�� ậ�ℎ�ạ��ủ� độ����â��í� ℎ�ụ��à�� x 100%

- Tỷ lệ này càng cao sẽ phản ánh chất lượng tín dụng hiện tại của Ngân hàng càng

tốt, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến tín dụng tiềm tàng về sau.

Tỉ lệ thu nhập lãi ròng: được tính theo công thức giữa chênh lệch giữa thu nhập lãi thu được thông qua các hoạt động tín dụng với chi phí lãi như chi phí mua vốn, huy động vốn... Chỉ tiêu này được quy định bằng công thức tính như sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng = �ℎ� � ậ�ℎ �ã� − �ℎ� �ℎí �ã� x 100%

�ổ�� ư� ợ� �ì�ℎ ��â�

- Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng tốt, khả năng sinh lời cao, cũng như hiệu quả của đồng vốn cho vay duy trì ở mức cao và ngược lại. Đồng

thời, quá trình đánh giá chất lượng tín dụng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như các quy trình tín dụng, các chính sách định hướng ngành, chính sách lãi suất và các quy định của pháp luật...

1.2.2.2. Ở góc độ Khách hàng

Việc quy định chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua việc thẩm định và đánh giá khách hàng vay tương ứng với mục đích sử dụng vốn vay ban đầu, dựa vào các điều khoản đã thỏa thuận như mức lãi suất cạnh tranh, kỳ trả nợ hợp lý, thủ tục giải ngân đơn giản, đầy đủ cũng như đảm bảo tiến trình thanh toán tương xứng với lợi ích từ phía khách hàng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về tín dụng với mục tiêu đảm bảo khả năng củng cố, duy trì và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Các nội dung này cụ thể gồm:

Quy trình hồ sơ thủ tục đơn giản: vấn đề này thể hiện thông qua sự hiệu quả

của quy trình tác nghiệp của ngân hàng và cũng như việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Thủ tục ngân hàng phức tạp khiến khách hàng không hài lòng, do đó xu hướng các ngân hàng hướng đến tinh gọn thủ tục, đánh giá lại quy trình và loại bỏ các khau xử ký hồ sơ không cần thiết, là biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đồng thời tạo tâm lý khách hàng thoải mái giao dịch, xây dựng hình ảnh tốt của ngân hàng trong tâm lý mỗi khách hàng. Để làm được điều này, ngân hàng cần tiến hành xây dựng, điều chỉnh và ban hành các quy trình rút ngắn các biểu mẫu, chi tiết hóa các quy trình nghiệp vụ, đồng thời giảm thiểu các chứng từ... nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng.  Điều kiện vay vốn phù hợp: Căn cứ vào việc xét duyệt các mục đích vay khác

nhau, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, ngân hàng sẽ quy dịnh các tiêu chí và điều kiện vay khác nhau. Dựa trên cơ sở các điều kiện vay vốn được quy định cụ thể, nếu ngân hàng áp dụng thiếu linh hoạt các tiêu chí này khi chưa đánh giá tổng thể và bao quát tình hình kinh doanh của khách hàng, điều này sẽ làm mất đi cơ hội tiếp cận khách hàngg tốt. Xem xét vấn đề đối lập, việc thẩm định các điều kiện và tiêu chí cho vay thiếu tính cụ thể, chưa chặt chẽ là tiền đề để các

khách hàng tiền lệ xấu lừa gạt ngân hàng, cũng như sử dụng vốn vay không đúng mục đích sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng.

Xem xét việc đáp ứng nhu cầu vay vốn: Dựa vào doanh thu, chi phí cũng như

kế hoạch kinh doanh đặc thù của từng khách hàng mà họ có nhu cầu vốn khác nhau. Quá trình ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn một cách đầy đủ, tối đa và phù hợp với mục đích sử dụng sẽ giúp các khách hàng thực hiện phương án vay vốn một cách hiệu quả, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó, Ngân hàng thường xuyên phải đề xuất và cập nhật định hướng tín dụng theo hệ thống các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, từ đó tăng cường chọn lọc và thu hút khách hàng tốt, có chất lượng tài chính lành mạnh và đồng thời hạn chế cấp tín dụng các khách hàng không hiệu quả cũng như có chất lượng tài chính kém. Nếu đáp ứng được tiêu chí này, điều này sẽ giúp cho việc đáp ứng nhu cầu vốn thực sự hiệu quả.

Xem xét mức độ đáp ứng của lịch trả nợ/kỳ hạn trả nợ: Theo các thỏa thuận

giữa ngân hàng và khách hàng, vào ngày đến hạn của các khoản vay, khách hàng phải tiến hành thanh toán một phần hoặc toàn bộ dư nợ gốc/lãi đã phát sinh cho ngân hàng. Nếu việc lập lịch trả nợ không hợp lý với các nguồn thu theo chu kỳ kinh doanh của khách hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tất toán nợ của khách hàng. Tùy thuộc vào các đặc thù của ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh, vòng quay vốn của khách hàng, kỳ hạn trả nợ phù hợp với các mục đích ngắn hạn hay trung dài hạn, giúp phản ánh được chu kỳ kinh doanh của khách hàng, hay bản chất của khoản vay đã thiết lập, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng.

Mức độ phù hợp của phương thức cho vay: Để đảm bảo phù hợp với đặc thù

kinh doanh đa dạng của khách hàng, ngân hàng sẽ cung cấp các sản phẩm có hình thức phù hợp. Đối với các khách hàng mà việc kinh doanh diễn ra thường xuyên, dòng tiền quay vòng nhanh sẽ phù hợp với các sản phẩm vay vốn hạn mức ngắn hạn, để đảm bảo vốn quay vòng nhanh. Đối với các khách hàng kinh doanh theo mùa vụ, đầu tư dự án,... sẽ phù hợp với các phương án vay vốn từng lần, thuận

tiện cho việc theo dõi dòng tiền. Việc đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng phù hợp với tình hình luân chuyển vốn giúp cho khách hàng tối đa hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao lợi nhuận, phù hợp với kỳ hạn trả nợ. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng.

Lãi suất cho vay: trên phương diện khách hàng, lãi suất luôn là yếu tố được

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w