Nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 78)

Ngân hàng cần tập trung nâng cao tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với các khách hàng vay có đảm bảo bằng tài sản. Các khách hàng có tài sản bảo đảm có tính thanh khoản, khả năng lưu giữ giá trị cao, pháp lý rõ ràng được tiên tiếp cận các nguồn vốn, ưu lãi về lãi suất... đây cũng là một hình thức gián tiếp để nâng cao chất lượng tín dụng.

3.2.6. Rà soát và điều chỉnh lại danh mục tín dụng

Dư nợ tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn hiện nay đang tập trung vào một vài nhóm khách hàng lớn, trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, tập trung vào các khoản tín dụng đầu tư xây dựng sân bay, nhà xưởng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Việc rà soát và điều chỉnh lại danh mục tín dụng là một yêu cầu cấp thiết để đảm

bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn, tránh tập trung vào số ít nhóm khách hàng lớn, giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể như sau:

- Đối với hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn: đẩy mạnh cấp tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt và ổn định, hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề định hướng ưu tiên phát triển của chính phủ, tiềm năng trong thị trường tốt như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xuất khẩu dịch vụ, logistics, tài trợ thương mại...

- Đối với hoạt động cấp tín dụng trung dài hạn: kiểm soát việc sử dụng vốn vay cho dự án, cần theo dõi tiến độ thực hiện của dự án, theo dõi dòng tiền khi dự án đã hình thành và đi vào hoạt động.

Đảm bảo tỷ lệ cấp tín dụng trung dài hạn trong mức cho phép của hệ thống Vietcombank.

- Đối với danh mục khách hàng: cần đa dạng hóa danh mục khách hàng, tăng phát triển tín dụng bán lẻ, giảm sự tập trung vào các nhóm khách hàng phân khúc bán buôn quá lớn, gia tăng tỷ lệ tài sản bảo đảm với phân nhóm khách hàng này, vừa đảm bảo dung hòa lợi ích giữa các bên, vừa giảm thiểu được thiệt hại nếu có rủi ro xảy ra.

3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, quy định của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank đã ban hành các quy trình, quy định nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, kiểm soát của ngân hàng. Để duy trì và phát triển hơn nữa chất lượng tín dụng, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng bán buôn, Ngân hàng cần thực hiện các nội dung sau:

- Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng, rà soát về mô hình phê duyệt tín dụng phân cấp hiện hành tại Trụ sở chính và tại đơn vị kinh doanh để tìm ra những bước chưa phù hợp, trùng lặp, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định và phê duyệt trên nguyên tắc vẫn đảm bảo yêu cầu của luật pháp, quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định nội bộ của Vietcombank.

- Thứ hai, hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh cần được tổ

chức theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị, tránh gây tốn quá nhiều thời gian và nhân sự của chi nhánh.

- Thứ ba, Hỗ trợ các chi nhánh trong công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở

thông tin đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin phục vụ quá trình thẩm định và phê duyệt tại chi nhánh, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá tín nhiệm, phát hiện sớm rủi ro giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thứ tư, xây dựng nhiều kênh trao đổi thông tin giữa Trụ sở chính và các chi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Thứ nhất, trình bày định hướng hoạt động kinh doanh của Vietcombank nói chung và Vietcombank Kỳ Đồng nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

- Thứ hai, đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh nói chung và của phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng, phù hợp với định hướng ngành, định hướng của Vietcombank.

- Thứ ba, để thực hiện hiệu quả những giải pháp đã đề ra, luận văn cũng có một số kiến nghị đến Trụ sở chính Vietcombank nhằm hoàn thiện quy trình, quy định, có những hỗ trợ đi sâu vào thực tiễn nhằm giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong thời gian tới, cũng với những chính sách, chỉ đạo từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, sự hỗ trợ từ Trụ sở chính Vietcombank, Vietcombank Kỳ Đồng sẽ có những phải pháp phù hợp và những thay đổi tích cực để từng bước nâng cao chất lượng tín dụng cảu toàn chi nhánh nói chung, phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng, đảm bảo hoạt động hiệu quả, phát triển lợi nhuận kinh doanh.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp thuộc phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa trọng yếu trong hoạt động chung của Ngân hàng, đòi hỏi các Ngân hàng phải có định hướng chiến lược phát triển toàn diện và kịp thời, xây dựng và hoàn thiện nguồn dữ liệu thông tin, các bộ khung chỉ tiêu, mô hình đánh giá khách hàng... Những hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động thẩm định và cấp tín dụng, đặc biệt là đối với cá khách hàng lớn có quy mô thuộc phân khúc khách hàng bán buôn của Ngân hàng. Vietcombank Kỳ Đồng hiện là một trong những chi nhánh Ngân hàng có quy mô dư nợ và quy mô lợi nhuận lớn trong hệ thống Vietcombank nói riêng và trong toàn ngành Ngân hàng trong nước nói chung. Có được vị thế đó là nhờ chất lượng tín dụng tại Vietcomabnk Kỳ Đồng, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng thuộc phân khúc bán buôn, luôn được duy trì ở mức khá tốt, nợ quá hạn và nợ xấu được duy trì ở mức thấp so với toàn hàng và được kiểm soát chặt chẽ thực chất. Dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được duy trì ở mức thấp nhưng bản thân Chi nhánh vẫn luôn thực hiện các biện pháp đẩy mạnh việc thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản nợ xấu. song song với đó, Vietcombank Kỳ Đồng luôn xác định mục tiêu tăng chất lượng tín dụng, với mũi nhọn là phân khúc khách hàng bán buôn, là định hướng chính để tăng hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập của chi nhánh một cách hiệu quả. Với mục tiêu làm rõ và phát triển mục tiêu nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu những nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng trong giai đoạn 2014-2019, chỉ ra những tồn tại, rủi ro và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp để khắc phục với mục đích nâng cao chất lượng tín dụng chung của Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng của phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng.

Kết cấu luận văn gồm 3 chương, luận văn đã giúp tác giả hiểu và bổ sung những kiến thức về hoạt động tín dụng doanh nghiệp, chất lượng tín dụng và các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán buôn, từ đó giải quyết những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, chất lượng tín dụng tại Vietmbank Kỳ Đồng đang ở mức khá tốt, thể hiện thông qua các tiêu chí đã được nghiên cứu trong luận văn, như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp, được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm, công tác thu hồi nợ quá hạn được triển khai khẩn trương; tăng cường rà soát lãi suất và danh mục khách hàng; hệ thống thông tin đang được xây dựng và hoàn thiện; tài sản bảo đảm tăng cả về số lượng và chất lượng; thu nhập của chi nhánh khá cao, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng nói chung và từ khách hàng thuộc phân khúc bán buôn nói riêng luôn ở mức cao, chiếm trên 50%.

- Thứ hai, Quy trình tín dụng của Ngân hàng thể hiện sự phân định rõ ràng vị trí công việc, trách nhiệm, có tính phân hóa chuyên môn cao, phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động tín dụng trong quá trình thẩm định và cấp tín dụng. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng được chú trọng đúng mức, đảm bảo cho tính tuân thủ của toàn bộ quy trình thẩm định và cấp tín dụng, giảm thiểu rủ ro hoạt động cho toàn Ngân hàng. Ngân hàng cũng luôn chú trọng vào công tác tuyển dụng và đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp vững vàng góp phần giúp công tác tín dụng được phát triển lành mạnh và bền vững.

- Thứ ba, luận văn đã đề ra một số giải pháp cụ thể, bám sát với thực tế hoạt động, đồng thời, đưa ra các kiến nghị đối với Vietcombank để tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chung của chi nhánh nói chung và chất lượng tín dụng của phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng, phấn đấu là chi nhánh đi đầu về chất lượng tín dụng.

Luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc đưa ra những lý luận có tính hệ thống về chất lượng tín dụng, phân tích thực tế thực trạng chất lượng tín dụng để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chung của chi nhánh nói chung và chất lượng tín dụng của phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng. Tăng

trưởng tín dụng phải mang tính chất bền vững, lâu dài. Vì vậy, những kết quả của nghiên cứu là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, luận văn chỉ mới dừng lại ở những nghiên cứu định tính, khảo sát thực tế hoạt động tín dụng nhưng chưa đủ dữ liệu để phân tích định lượng thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh nói chung và chất lượng tín dụng của phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng.

Cuối cùng, tác giả mong muốn nhận được các góp ý từ phía hội đồng khoa học, từ Ban lãnh đạo của Vietcombank Kỳ Đồng, từ các đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này để có thể tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình.

xi

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

Sách

Bùi Diệu Anh (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh.

Lê Thị Tuyết Hoa (Chủ biên), TS Đặng Văn Dân, tập thể tác giả (2017),

Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nhà xuất bản Kinh Tế, TP.Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Luận (2001), Từ điển kinh tế Anh Việt, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.

Bài báo, bài viết, luận án, luận văn

Nguyễn Thị Thu Đông (2012) “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thượng mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”. Luận án tiến sĩ kinh tế.

Nguyễn Văn Tuấn (2016) “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trương Nguyễn Tường Vy (2019) “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế. Võ Trần Ngọc Hưng (2014) “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam”. Luận văn thạc sĩ kinh tế.

Vụ tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính (2014), Tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính số 7 - 2014.

Văn bản pháp luật

Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ban hành ngày 30/12/2016.

Vietcombank 2019, Báo cáo Đại hội đồng cổ đông thường niên. trên https://www.vietcombank.com.vn.

Vietcombank Kỳ Đồng, Báo cáo Kết quả kinh doanh các năm 2014-2019 Vietcombank Kỳ Đồng, Báo cáo tóm tắt năm 2018, 2019

xiii

xix

Phụ lục V:

PHIẾU KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

Về đánh giá chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn và các nhân tố tác động tại Vietcombank Kỳ Đồng

Đối với cán bộ tín dụng trực tiếp làm công tác tín dụng doanh nghiệp Số phiếu:……..

Tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng”. Nhằm mục đích khảo sát và thu thập số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Kết quả khảo sát sẽ giúp cho việc đánh giá khách quan về mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn của Vietcombank Kỳ Đồng, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nói chung và phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng của Vietcombank Kỳ Đồng. Câu trả lời của Anh/ Chị là hết sức quan trọng để Tôi thu thập dữ liệu tin cậy và chính xác cao.

Kính chúc Anh/ Chị sức khỏe và thành công!

PHẦN KHẢO SÁT THÔNG TIN

Đánh dấu (X) vào ô vuông đặt trước thông tin phù hợp nhất với Anh/Chị. 1. Họ và tên: ... Giới tính:  Nam  Nữ 2. Tuổi:  Dưới 30 tuổi  Từ 30 - 45 tuổi  Trên 45 tuổi

3. Trình độ học vấn:  Trên đại học  Đại học  Cao đẳng - Trung cấp 4. Thâm niên công tác:  Dưới 5 năm  Từ 5 - 15 năm  Trên 15 năm

5. Chức vụ:  Chuyên viên thẩm định  Quản lý thẩm định

PHẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN

Phần dưới đây xin mời Anh/Chị lựa chọn các phương án từ 1 đến 5 tương ứng với đánh giá của Anh/Chị về các nhận định được đưa ra dưới đây. Trong đó mức độ đánh giá như sau:

(1) Rất không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Trung lập

(4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý

Phần A: Câu hỏi điều tra mức độ đồng ý của cán bộ tín dụng ngân hàng về thực trạng chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn của Vietcombank Kỳ Đồng

Câu hỏi khảo sát

Mức điểm đánh giá

1 2 3 4 5

Chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Vietcombank Kỳ Đồng hiện nay là tốt

Nguồn vốn tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Vietcombank Kỳ Đồng hiện nay có sự an toàn cao

Diễn biến nợ xấu của ngân hàng đang trong giới hạn có thể chấp nhận được

Vietcombank Kỳ Đồng có thể kiểm soát tốt hoạt động tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn

Thu nhập từ hoạt động tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn ở mức cao

Lãi suất cho vay các khách hàng thuộc phân khúc bán buôn tại Vietcombank Kỳ Đồng rất tốt so với thị trường

Phần B: Câu hỏi điều tra mức độ đồng ý của cán bộ tín dụng ngân hàng về các nhân tố tác động đến thực trạng chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn của Vietcombank Kỳ Đồng

Yếu tố Câu hỏi khảo sát

Mức điểm đánh giá

1 2 3 4 5

1. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của Vietcombank được xây dựng và phát triển trên cơ sở khoa học vững chắc và phù hợp với thực tiễn

Chính sách tín dụng hiện hành của Vietcombank là phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng

Chính sách tín dụng của Vietcombank hiện nay ưu tiên tính an toàn, kiểm soát rủi ro Chính sách tín dụng hiện hành của Vietcombank rõ ràng và chi tiết đối với từng tiểu ngành, ngành, từng phân khúc khách hàng 2. Quy trình

tín dụng

Quy trình tín dụng hiện hành của

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w