Hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng dành riêng cho phân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 76 - 77)

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Kỳ Đồng

3.2.1. Hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng dành riêng cho phân khúckhách hàng bán buôn khách hàng bán buôn

Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng là xương sống trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng. Để có được hoạt động tín dụng hiệu quả, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao thì việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng là một yêu cầu mang tính quyết định. Hiện nay, Vietcombank đã xây dựng và đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng bán buôn vì đây luôn là phân khúc khách hàng quan trọng và có ảnh hưởng bậc nhất đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, đòi hỏi Ngân hàng phải có những tùy chỉnh phù hợp hơn so với các phân khúc khách hàng phổ thông khác. Việc hoàn thiện này cần đi sâu vào một số vấn đề như sau:

- Về định hướng ngành: mỗi ngành kinh tế có một đặc thù nhất định về hoạt động kinh doanh, chính vì vậy, để phù hợp với sự da dạng của thị trường, Ngân hàng phải đề ra những kế hoạch cung ứng vốn cho từng ngành riêng biệt, đảm bảo sản phẩm sẽ đi sâu vào thực tiễn, giúp thị trường dễ dàng hấp thụ được vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất. Định hướng cấp tín dụng đối với từng ngành cũng phải được xem xét lại sau một giai đoạn nhất định, vì diễn biến của thị trường hiện nay rất phức tạp, đòi hỏi sự linh hoạt và nhạy bén cao từ các ngân hàng. Như vậy, Ngân hàng sẽ giảm thiểu được phần nào rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Xây dựng hệ thống giám sát: việc áp dụng công nghệ vào quá trình giám sát sẽ góp phần làm cho quá trình này diễn ra hiệu quả, chính xác và minh bạch hơn, giảm thiểu rủi ro phát sinh. Điển hình là hiện tại, Vietcombank đã lượng hóa các yếu tố phi tài chính để đưa vào hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng, cảnh báo rủi ro sớm… định kỳ để giúp nhận diện sớm rủi ro, từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để vừa đảm bảo an toàn vốn của Ngân hàng, vừa có thể hỗ trợ khách hàng sớm khắc phục, vượt qua khó khăn.

- Tín dụng đối với từng nhóm khách hàng: Việc các nhóm khách hàng có liên quan với nhau, đặc biệt là các khách hàng có quy mô bán buôn, có cùng quan hệ tín

dụng với ngân hàng là khá phổ biến. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn rủi ro, dễ chịu tác động hiệu ứng dây chuyền nếu có biến động về ngành kinh tế hoặc biến động chung của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc quan hệ tín dụng với nhóm khách hàng phân khúc bán buôn cần được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo việc cấp tín dụng an toàn, đặt ra giới hạn cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, phù hợp với đặc thù ngành, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và an toàn vốn, cân bằng giữa lợi ích của các bên.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 76 - 77)