Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 68 - 72)

Để có được những phương án giải quyết bài toán nâng cao chất lượng tín dụng, cần phải chỉ ra được những tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng, đặc biệt là đối với khách hàng thuộc quy mô bán buôn tại chi nhánh. Qua thực tế tìm hiểu, có thể chia những nhóm nguyên nhân:

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thị trường kinh tế: cạnh tranh ở địa bàn TP.Hồ Chí Minh những năm gần đây rất phức tạp, do đây là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước. Dù chính sách Nhà nước đã có nhiều gói hỗ trợ kinh tế cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống nhưng việc đưa vào thực tiễn vẫn gặp nhiều khó khăn nhất định. Cạnh tranh gay gắt, cộng thêm việc tiếp cận các gói hỗ trợ còn nhiều bất cập nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu qquar hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Yếu tố pháp lý: Pháp lý luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên thực tế cho thấy các quy định hiện tại đang chồng chéo giữa các bộ ngành liên quan, dẫn đến khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Bên cạnh đó, rủi ro pháp lý thay đổi mà doanh nghiệp và ngân hàng chưa đáp ứng kịp thời cũng dễ dẫn đến tác động tiêu cực, thậm chí gây thiệt hại đáng kể cho nhiều bên, doangh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, ngân hàng khó tiếp cận khách hàng...

Môi trường tự nhiên: những năm gần đây, các yếu tố thiên tai, hiện tượng tự

nhiên cực đoan liên tiếp xảy ra, đặc biệt là bùng phát dịch Covid-19 đã ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của Việt Nam cũng đã ngấm đòn Covid-19 khá nghiêm trọng, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tràn lan. Đặc biệt là đối với những khách hàng lớn, quy mô bán buôn của Vietcomabank,

Covid-19 đã có tác động vô cùng lớn, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và trả nợ của doanh nghiệp. Điển hình như các mảng dịch vụ hàng không, dịch vụ lưu trú, dịch vụ khác đều gần như tê liệt với lý do hoàn toàn không thể lường trước được.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Các quy trình, quy định của Ngân hàng: các quy trình, quy định tuy xây dựng từ thực tiễn, nhưng thực tế luôn phát sinh thêm những tình huống chưa lường trước được, từ đó dẫn đến việc nếu đáp ứng theo quy định hiện hành sẽ có vướng mắc chưa được xử lý thỏa đáng, chưa đưuọc linh hoạt để phục vụ đạt hiệu quả tối đa cho nhu cầu của khách hàng.

Yếu tố con người: thực tế cần thiết những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp vững vàng để có thể đưa ra những nhận định đúng đắn về một khách hàng nào đó. Đặc biệt là đối với khách hàng lớn thuộc quy mô phân khúc khách hàng bán buôn, việc này lại yêu cầu cao hơn nữa. Vì chỉ cần một quá trình thẩm định thiếu tính chuyên môn, thiếu sự trung thực thì hậu qua gây ra từ nhóm khách hàng này là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động tại chi nhánh. Bên cạnh đó, các chốt kiểm soát cũng cần theo dõi hiệu quả hơn, vì trong thực tế, có nhiều trường hợp do khâu khiểm soát bị lơ là, cán bộ tín dụng không định kỳ kiểm tra nên đã không phát hiện kịp thời các dấu hiệu xấu của khách hàng, dẫn đến sự dụng vốn sai mục đích, rủi ro không được cảnh báo sớm nên xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu cho chi nhánh. Bên cạnh đó còn thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong quá trình tác nghiệp, có thể dẫn đến thông tin không được luân chuyển đầy đủ, các chốt kiểm soát không được vận hành đúng chức năng, dễ làm phát sinh hoặc không nhận biết sớm được rủi ro.

Hạn chế về mặt công nghệ: việc có quy mô lớn nên việc thay đổi và áp dụng

công nghệ vào quá trình hoạt động là việc không dễ đối với các ngân hàng lớn, trong đó có Vietcombank. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt trong giai đoạn hiện nay, khi mà intermet đã đi sâu vào cuộc sống của mỗi cá nhân, của toàn xã hội, bắt buộc mỗi Ngân hàng muốn phát triển không ngừng thì phải không ngừng đổi mới. Hiện hệ

thống lõi của Vietcombank mới được thay mới, tuy nhiên vẫn còn trong quá trình hoàn thiện, vẫn có lỗi phát sinh, gây ảnh hưởng đến tác nghiệp và quá trình làm việc của nhân viên, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng...

2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Năng lực của khách hàng: năng lực bao gồm cả về sức khỏe tài chính, năng

lực lãnh đạo của doanh nghiệp, tài sản bảo đảm của khách hàng,... khi các doanh nghiệp tiếp cận quá nhiều nguồn vốn tín dụng mà chưa có kế hoạch rõ ràng, chưa đủ tính hiệu quả, hay đầu tư vào những lĩnh vực chưa nhiều kinh nghiệm, chạy theo thị hiếu của thị trường, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn... sẽ rất rủi ro cho vốn của ngân hàng bỏ ra. Đặc biệt là với quy mô lớn như các khách hàng thuộc phân khúc bán buôn thì có thể làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng, làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thiện chí của khách hàng: đối với những doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các

doanh nghiệp đại chúng, thường là những công ty lớn, có quy mô thuộc phân khúc bán buôn, các thông tin thường được cung cấp đầy đủ và khá sát với yêu cầu của phía ngân hàng. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc hạch toán kế toán thường gặp nhiều vấn đề, như không theo chuẩn mực hiện hành, không phản ánh trung thực và hợp lý hoạt động của doanh nghiệp. Cộng thêm rủi ro ở việc khi doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm làm việc với ngân hàng sẽ nắm được những kẻ hở trong quy trình hoạt động của ngân hàng. Nếu phía doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin sai lệch, cố ý làm giả hồ sơ chứng từ thì việc ngân hàng gặp rủi ro hoạt động là điều tất yếu, làm chất lượng tín dụng giảm sút nghiêm trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn và chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Vietcombank Kỳ Đồng giai đoạn từ năm 2014 – 2019 và đã giải quyết được các vấn đề như sau:

- Thứ nhất, luận văn đã phân tích chi tiết dư nợ tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn chia theo các tiêu chí nhóm nợ, loại hình doanh nghiệp, kỳ hạn, tính chất tài sản bảo đảm. Đồng thời, luận văn cũng phân tích số liệu về thu nhập của Vietcombank Kỳ Đồng trong giai đoạn 2014-2019. Có thể thấy được thông qua các số liệu rằng: năm 2017-2019 Vietcombank Kỳ Đồng phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu ở phân khúc khách hàng bán buôn làm cho kết quả kinh doanh có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng nhẹ, song song với việc đẩy mạnh kinh doanh, tăng nguồn thu khác ngoài tín dụng, Vietcombank Kỳ Đồng vẫn duy trì được kết quả kinh doanh hiệu quả.

- Thứ hai, luận văn đã tiến hành khảo sát ý kiến của ban giám đốc, các lãnh đạo, nhân viên làm công tác tín dụng, để có cái nhìn khách quan và đa chiều về thực tiễn chất lượng tín dụng của phân khúc khách hàng bán buôn. Từ đó luận văn đã chỉ ra những kết quả tốt đã đạt được, đồng thời nhìn nhận về những thiếu sót còn đang tồn tại trong thực tế, tác động không tốt đến chất lượng tín dụng nói chung và trong phân khúc khách hàng bán buôn nói riêng.

- Thứ ba, luận văn đã chỉ ra ba nhóm nguyên nhân có tác động tiêu cực đến chất lượng tín dụng, gồm nhóm nguyên nhân khách, nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nhóm nguyên nhân từ khách hàng. Kết quả nghiên cứu của chương 2 sẽ là tiền đề để tác giả nghiên cứu tiếp chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w