9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra về chất lượng tín dụng ngắn hạn
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng
1.3.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Á Châu
Một số ngân hàng bán lẻ của Việt Nam đã và đang đối mặt với khó khăn trong các hoạt động tăng cường vốn điều lệ, quản lý rủi ro, duy trì khả năng sinh lợi... Trong khi đó, NHTM cổ phần Á Châu (ACB) nổi lên như một điểm sáng với kết quả kinh doanh luôn dẫn đầu ngành. Chia sẻ kinh nghiệm của ACB gồm một số ý như sau:
- Cần có tính nhất qn trong hệ thống khi quyết định một chiến lược, xây dựng một chiến lược kinh doanh rõ ràng, luôn bám sát và tuân thủ tuyệt đối triết lý kinh doanh là tăng trưởng bền vững.
- Phải có một hệ thống thu nhận, phân tích, đánh giá các thơng tin nhằm đưa ra kịch bản đối phó với khủng hoảng hay rủi ro.
- Hệ thống ngân hàng cần được tổ chức bộ máy thật mỏng, không quá nhiều cấp lãnh đạo, để thông tin được truyền đạt tới đội ngũ vận hành một cách nhanh chóng và nhất quán. Và điều hết sức quan trọng đó là vai trị của những người lãnh đạo, phải quyết đoán, phải uyển chuyển trong việc đưa ra quyết định, và đôi khi phải đưa ra những quyết định phi truyền thống...
- Đầu tư chiều sâu vào con người và xây dựng văn hóa cơng ty lành mạnh, biết nắm bắt và tận dụng được các cơ hội tạo ra dựa trên chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập thể hiện năng lực và tiềm năng cạnh tranh cao.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ
ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993.
Là ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam - Chuỗi giải thưởng Triple A của tạp chí The Asset về lĩnh vực Quản lý Nguồn vốn, Tài trợ Thương mại. Chuỗi cung ứng và Quản lý Rủi ro năm 2018 Ngân hàng nước ngoài Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam 5 năm liên tiếp - Khảo sát ngoại hối dành cho doanh nghiệp của Asiamoney năm 2016 #1 về Dịch vu ngoại hối tổng hợp, #1 về các sản phẩm và dịch vụ ngoại hối, #1 về Sản phẩm hợp đồng quyền chọn ngoại hối, Nghiên cứu và phân tích thị trường ngoại hối.
Mặc dù tháng 12/2017, ngân hàng ANZ đã bán lại mảng dịch vụ bán lẻ cho ngân hàng HSBC, tuy nhiên phải thừa nhận rằng ngân hàng ANZ đã rất thành công ở Việt Nam trong việc quản lý nâng cao chất lượng tín dụng, dưới đây là một số kinh nghiệm họ chia sẻ:
- Nếu chúng ta biết được trước những khoản nợ rủi ro và giải quyết vấn đề này sớm hơn sẽ tránh được kết cục xấu, nhờ các khoản vay có thể được tái cơ cấu, bán một phần tài sản, tăng vốn, hay tìm kiếm nhà đầu tư mới. Để phát hiện được những khoản nợ xấu sớm, các chuyên viên quan hệ khách hàng phải hiểu rõ khách hàng của mình, họ phải thường xuyên liên lạc với khách hàng, khơng chỉ ở trụ sở chính mà cịn ở nhà máy, duy trì các kênh liên lạc ở các cấp từ giám đốc tới kế tốn trưởng, kiểm sốt mục đích sử dụng các khoản vay có đúng mục đích khơng. - Nợ xấu thường xuất hiện ở các dự án lớn do khách hàng quá tham vọng, tiến hành
một dự án mà họ khơng thể quản lý được. Do đó ngân hàng cần thận trọng với những công ty tham gia vào những ngành nghề mà họ khơng có nhiều kinh nghiệm, có cấu trúc sở hữu phức tạp, người điều hành công việc kinh doanh không rõ ràng, hay nguồn vốn khơng được sử dụng đúng mục đích như: vốn tài trợ xuất nhập khẩu lại được dùng để đầu tư vào chứng khoán...
- Khi xét duyệt các khoản vay mới cần đặt câu hỏi “lợi thế lâu dài của khách hàng
này là gì để họ có thể tồn tại trên thương trường khi xuất hiện những yếu tố không thuận lợi”, một khi khoản nợ xấu được xác định, cần xem xét tình hình
- Khuyến khích các nhân viên báo cáo nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng ngay cho các cấp có thẩm quyền càng sớm càng tốt để có những bước chuẩn bị thích hợp. - Có phịng quản lý rủi ro được điều hành bởi những chuyên viên giàu kinh
nghiệm, đào tạo bài bản, chuyên sâu.
- Ngân hàng và chủ nợ liên kết, thoả thuận với nhau để giải quyết vấn đề nợ của khách hàng. Từ trước đến nay, công đoạn cuối cùng của các ngân hàng Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu là nhờ cậy đến tồ án chứ ít có trường hợp nào các ngân hàng thoả thuận cùng nhau.
1.3.2. Bài học rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai
Từ những kinh nghiệm của một số ngân hàng thành công trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đã nêu, tác giả xin rút ra một số bài học nên áp dụng như sau:
- Xây dựng được chiến lược kinh doanh đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ chi nhánh, bám sát tuân thủ chiến lược đó nhưng cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh, thời kỳ.
- Cần có đội ngũ cán bộ giỏi, cốt cán trong từng phòng ban, đối với phòng kế hoạch kinh doanh, phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ cần bố trí những cán bộ giàu kinh nghiệm, họ là người chịu trách nhiệm chính nếu xảy ra rủi ro.
- Cơ chế truyền đạt thơng tin trong tồn chi nhánh và với hội sở cần phải nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
- Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng mơi trường lao động thoải mái, tích cực, phát huy được tính sáng tạo, hiệu quả cao trong công việc cho các nhân viên. - Tránh cho vay những khách hàng mà chưa có hiểu biết, kinh nghiệm nhiều về ngành nghề họ sắp kinh doanh, quá tham vọng, cấu trúc sở hữu phức tạp, sử dụng vốn sai mục đích...
- Khi khách hàng gặp khó khăn hay nợ xấu xảy ra cần liên kết với khách hàng để tìm hướng giải quyết, thương lượng trước rồi mới nhờ đến pháp luật giải quyết, tránh nóng vội vừa khó địi nợ vừa có thể mất khách hàng tiềm năng hay khách hàng trung thành.
Tóm tắt chương 1
Nội dung chương 1 trình bày sơ lược và tóm tắt những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHTM. Trong đó tập trung làm rõ vào các nội dung:
- Những lý luận cơ bản làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn.
- Đưa ra một số kinh nghiệm trong quản lý, biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại một số NHTM, và rút ra một số bài học cho chi nhánh Agribank Nam Đồng Nai nên áp dụng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM ĐỒNG
NAI