Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI (Trang 67 - 76)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và

và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Nam Đồng Nai

Từ những phân tích tình hình thực tế hoạt động tín dụng ngắn hạn ở chi nhánh có thể thấy nợ quá hạn chủ yếu hình thành từ các khoản vay ngắn hạn và nợ quá hạn đang có xu hướng tăng lên khá nhanh trong năm 2019 nên cần phải có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh. Dưới đây là nhóm giải pháp cần thiết:

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định ở chi nhánh

Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn là do cơng tác thẩm định cho vay. Để làm được điều này, thứ nhất, các cán bộ tín dụng phải nâng cao chất lượng thu thập thông tin. Thông tin không chỉ đến từ phía khách hàng cung cấp mà cịn phải được tìm kiếm từ nhiều nguồn khác như từ các ngân hàng mà trước đây doanh nghiệp, cá nhân đã xin vay, các đối tác hiện tại của doanh nghiệp... Thứ hai, sau khi đã thu thập được thơng tin, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm phân tích

định tính, định lượng nhằm đưa ra kết luận chính xác và khách quan nhất. Những dự án kém khả thi phải được loại bỏ ngay từ đầu nhằm hạn chế rủi ro nợ có khả năng mất vốn, nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, tuỳ theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, cán bộ tín dụng cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp để vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo thời gian thẩm định cho một khoản cấp tín dụng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng có thể:

- Thành lập phịng hoặc nhóm chun trách nhất là thẩm định các dự án lớn.

- Yêu cầu cán bộ tín dụng tham gia thẩm định phải có trình độ chun mơn cao, mỗi cán bộ đảm nhiệm một lĩnh vực nhất định như xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ...

- Đối với các dự án mang tính chất chun mơn sâu vào một ngành, một lĩnh vực cụ thể nào đó mà cán bộ tín dụng khơng thể nắm bắt, hiểu một cách cặn kẽ thì ngân hàng cần mời các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm về ngành hay lĩnh vực đó giúp đỡ, tư vấn về mặt chuyên môn kỹ thuật. Việc phân công rõ ràng như vậy sẽ giúp cho công việc được thực hiện chuyên sâu, cán bộ được tiếp xúc với nhiều dự án sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sự thành thạo trong việc thực hiện các công đoạn thẩm định của cán bộ chuyên trách sẽ giúp rút ngắn được thời gian thẩm định và hơn hết là nâng cao được chất lượng thẩm định.

3.2.2. Hồn thiện quy trình thẩm định tín dụng

Quy trình thẩm định cho vay “một cửa” ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là cán bộ tín dụng của chi nhánh vẫn thực hiện tất cả hoặc nhiều khâu cơ bản trong q trình cấp tín dụng. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là q lớn. Bên cạnh đó, những hợp đồng vay vốn thường liên quan tới nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng khơng phải lúc nào cũng am hiểu hết được, chính vì vậy khơng thể tránh được những sai sót, khiếm khuyết trong q trình cho vay. Có biện pháp đưa ra là tách bộ phận cho vay làm hai bộ phận:

- Bộ phận quản lý khách hàng (Front Office) - Bộ phận thẩm định (Back Office) Trong

đó:

hồ sơ vay vốn nhưng khơng có trách nhiệm thẩm định dự án và sau đó có trách nhiệm báo cáo các thơng tin về khách hàng cho lãnh đạo và bộ phận Back Office. Bộ phận Back Office có trách nhiệm phân tích, đánh giá khách quan các số liệu đã được nhận, thẩm định dự án và đưa ra đề xuất đối với khoản vay. Trong đó, mỗi dự án, mỗi hồ sơ xin vay phải duy trì trên hai cán bộ thẩm định nhằm tăng độ khách quan của công việc quan trọng này.

3.2.3. Tăng cường cơng tác quản lý tín dụng

Quản lý tín dụng là điều kiện cần thiết để có các khoản tín dụng tốt và an tồn. Cơng tác này bao gồm quản lý và kiểm sốt khoản vay, xử lý phát sinh, đơn đốc thu hồi nợ.

Thứ nhất, cơng tác quản lý và kiểm sốt khoản vay. Cán bộ tín dụng sau khi giải ngân

phải thường xuyên theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, có thể kiểm tra đột xuất nếu có nghi vấn về tình hình kinh doanh hay dịng tiền của khách hàng không ổn định.

Cán bộ quản lý khách hàng phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng, tài sản thế chấp, cầm cố… đặc biệt là kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng mục đích. Đối với khách hàng tổ chức kinh tế, ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính định kỳ hàng quý để ngân hàng phân tích, đánh giá. Mỗi cán bộ quản lý khách hàng nên thống kê các khoản giải ngân chưa kiểm tra sử dụng vốn vay, ngày định giá lại tài sản bảo đảm, các khoản nợ đến hạn của khách hàng… để xây dựng chương trình cơng tác, kế hoạch kiểm tra hoặc định giá lại tài sản bảo đảm đầy đủ, kịp thời theo quy định. Thường xuyên cập nhật thơng tin CIC để theo dõi tình hình tín dụng của khách hàng với các ngân hàng khác.

Cán bộ tín dụng phải tận dụng triệt để những lần gặp gỡ khách hàng để có thể thu thập và cập nhật những thông tin về khách hàng vay vốn. Điều này giúp hạn chế được rủi ro đạo đức từ phía khách hàng vay vốn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Đây cũng là căn cứ để cán bộ tín dụng đánh giá:

- Tinh thần trách nhiệm đối với món vay qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ, có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng những vấn đề có liên quan đến món vay, có sao nhãng việc trả nợ hay không?

hay xấu? Doanh số và quy mô hoạt động, doanh thu, lợi nhuận tăng hay giảm; Sức cạnh tranh của hàng hố như thế nào? Có phải hạ giá bán một cách khơng bình thường khơng?

- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn khơng? Nợ phải thu nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu, có q phụ thuộc vào một con nợ không? Xem xét biến động tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh ra sao. Có loại tài sản nào nhàn rỗi, giá trị có bị giảm xuống khơng?

- Đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay, xem giá trị đó có đủ để thu hồi nợ hay khơng? Từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng tài sản bảo đảm.

Thứ hai, về xử lý những phát sinh, đôn đốc thu hồi nợ: Những phát sinh ở đây là những

phát sinh bất lợi của khoản vay như khách hàng trễ hạn trả nợ, khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh. Nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn tạm thời, song vẫn có ý chí vượt qua khó khăn và trả nợ thì ngân hàng xem xét gia hạn nợ, giảm lãi suất cho vay hay thậm chí có thể cử cán bộ có kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp làm sao để kinh doanh hiệu quả. Nếu khách hàng khơng có thiện chí, khơng hợp tác, có ý định lừa đảo ngân hàng thì cần nhanh chóng kiện ra tịa, xử lý các tài sản bảo đảm hoặc bán cho công ty mua bán nợ. Đây là phương án cuối cùng mà ngân hàng phải lựa chọn khi đối mặt với khả năng mất cả vốn lẫn lãi. Cán bộ tín dụng cần phải liên tục đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng ngắn hạn để dễ dàng nắm bắt kịp thời tình hình nợ xấu và có những biện pháp xử lý.

3.2.4. Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn

Việc xử lý nợ được dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá hợp lý tạo ra nhu cầu có khả năng thanh tốn bằng tiền mặt, cần tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp, tìm cách chuyển hố nhanh tất cả các loại tài sản đó thành tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh chính bị thất bại trước hết ngân hàng tiến hành ngay các biện pháp cần thiết:

nợ theo lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưa xử lý tài sản bảo đảm tránh quy trình thu nợ mất nhiều thời gian, tốn kém.

- Nếu doanh nghiệp bị lỗ lớn khơng thể tiếp tục duy trì hoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì ngân hàng có thể cho phép doanh nghiệp sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp và không thể trả nợ ngân hàng.

Để có thể áp dụng được nhóm giải pháp trên cần có hệ thống thống kê, quản lý, phân tích thơng tin chính xác nhằm phân loại nợ xấu đúng đắn, khách quan. Cũng cần có đội ngũ cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm để thực hiện việc phân loại nợ xấu, đánh giá, phân tích những khía cạnh phức tạp, khó nhìn nhận trong tình hình hoạt động của khách hàng từ đó có thể tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh để có những giải pháp cụ thể kịp thời trong xử lý nợ xấu. Cần có một bộ phận chuyên phụ trách xử lý nợ xấu chuyên nghiệp để từ đó thu hồi tối đa được nợ.

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt bởi hàng hố là tiền tệ, có tính nhạy cảm cao. Vì vậy, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là rất lớn và hết sức đa dạng. Ngoài những rủi ro khách quan, do vơ tình hay do sự yếu kém của ngân hàng và đối tác, cịn có trường hợp do trình độ hạn chế và hành vi gian lận của cán bộ tín dụng. Khi cán bộ tín dụng cố ý làm sai thì hậu quả thật khó lường, bởi hàng ngày, hàng giờ những con người đều tiếp xúc với tiền. Do vậy ngăn ngừa các hành vi vi phạm cũng như xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi yêu nghề cần phải có những giải pháp đồng bộ.

3.2.5.1. Về cơng tác tuyển dụng cán bộ

Trong việc nâng cao năng lực cán bộ tín dụng, chất lượng khâu tuyển chọn nhân viên rất quan trọng. Muốn làm tốt, ngân hàng phải tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các trường đại học để tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng. Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi học thuật cho sinh viên các trường, khối ngành kinh tế với nội dung thực tế, phong phú nhằm tìm kiếm những sinh viên tiềm năng.

Việc bổ sung cán bộ mới phải được chọn lọc cẩn thận về trình độ đào tạo, đạo đức. Trình độ tài năng là một yếu tố quan trọng song không thể coi thường phẩm chất đạo đức. Năng lực có thể đào tạo lại, do kinh nghiệm làm việc mà có nhưng đạo đức là yếu

tố riêng có của một con người, do cách sống, cách làm việc hình thành. Do đó, chi nhánh phải quan tâm theo dõi, kiểm tra thông qua các mối quan hệ làm ăn với khách hàng vay vốn mà cán bộ đó phụ trách nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường cho thấy sự thơng đồng, cố ý làm sai của cán bộ tín dụng.

3.2.5.2. u cầu về trình độ chun mơn

Nhận thức được vấn đề muốn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cần thiết phải củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn của cán bộ tín dụng. Những cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ quản lý điều hành trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng nói riêng cần phải có kiến thức chun mơn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy các chủ trương, chính sách của Agribank cũng như của Nhà nước; biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong từng vị trí cơng tác được giao.

Ngồi ra, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ yêu cầu của từng vị trí cơng tác được phân cơng trong hoạt động tín dụng mà có tiêu chuẩn riêng cho phù hợp như:

- Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng tại chi nhánh bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, Trưởng phịng Kế hoạch kinh doanh, Trưởng phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ phải có thêm tiêu chuẩn sau:

+ Nắm vững các chủ trương, định hướng của Nhà nước trong phát triển kinh tế nói chung và trong từng chế độ chính sách cụ thể, có kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo điều hành.

+ Có trình độ nghiệp vụ chun mơn ngân hàng, có hiểu biết kinh tế, xã hội tổng hợp, có kinh nghiệm thực tế.

+ Có kiến thức cơ bản về pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng.

+ Có kiến thức khoa học tâm lý, biết sử dụng các phương tiện tin học và ngoại ngữ thông dụng cần thiết.

- Đối với cán bộ làm việc trực tiếp với khách hàng, thẩm định, đề xuất với lãnh đạo các quyết định xử lý: đây là cấp cán bộ thừa hành tác nghiệp vô cùng quan trọng. Do đó ngồi tiêu chuẩn chung, họ phải là người trung thực, khách quan, thẳng thắn, ngồi trình độ chun mơn về tín dụng, cán bộ trực tiếp tác nghiệp cần phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, có hiểu biết pháp luật, có năng khiếu trong kiểm tra phát hiện hành vi xảo quyệt, lừa đảo của một số ít

khách hàng hoặc những biểu hiện thiếu trung thực bằng các trắc nghiệm tâm lý thăm dị, gợi hỏi...

3.2.5.3. Về cơng tác đào tạo cán bộ

Thường xuyên mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nhất là khi có quyết định, điều luật mới liên quan cơng việc hàng ngày nhằm phát triển trình độ, kinh nghiệm của nhân viên. Trong quá trình hướng dẫn phải cung cấp đủ tài liệu cụ thể giúp cán bộ tín dụng dễ dàng nắm bắt và vận dụng.

Thực hiện kiểm tra năng lực chun mơn của cán bộ tín dụng định kỳ 6 tháng hoặc năm, từ đó có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng thêm cho các cán bộ có năng lực yếu, chưa đáp ứng được u cầu cơng việc. Điều này sẽ kích thích sự tự học hỏi, nâng cao năng lực bản thân của nhân viên.

Nên luân chuyển cán bộ tín dụng định kỳ. Việc luân chuyển cán bộ sẽ giúp cho Chi nhánh có được đội ngũ nhân viên năng động, tránh được các rủi ro bằng phương pháp kiểm tra chéo, hạn chế một người ngồi tại một vị trí cơng việc ở một chỗ quá lâu dễ dẫn đến chai lì trong phong cách làm việc, khó phát huy tính sáng tạo và dễ phát sinh các tiêu cực.

3.2.5.4. Chế độ đãi ngộ, khen thưởng

Ngồi lương thưởng, các khoản chính sách đãi ngộ, phúc lợi cũng là yếu tố quan trọng để giữ chân người tài, giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ, thoải mái làm việc và gắn bó lâu dài với đơn vị. Để xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng tốt, bộ phận quản lý nhân sự tại Agribank Nam Đồng Nai cần:

- Mạnh dạn đề bạt, sử dụng cán bộ trẻ có năng lực, có đạo đức thay thế một số cán

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w