9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Nam Đồng Nai
2.2.1. Các phương thức cấp tín dụng ngắn hạn áp dụng tại Agribank Nam Đồng Nai
Giải chấp tài sản bảo đảm
Thanh lý hợp đồng tín dụng Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin
về khách hàng và PA sxkd/dadt
Kiểm tra, xác minh thông tin Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
Phân tích ngành Kiểm tra, giám sát khoản vay
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn Giải ngân
Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay
Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư
Ký kết hợp đồng, hđ bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm
Các biện pháp bảo đảm tiền vay Phê duyệt khoản vay
Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính
Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện TT của Chi nhánh/TTĐH
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Xác định phương thức và nhu cầu cho vay
Agribank thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay như sau: i. Cho vay từng lần;
ii.Cho vay hợp vốn; iii. Cho vay lưu vụ;
iv. Cho vay theo hạn mức;
v. Cho vay theo hạn mức dự phòng;
vi. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán; vii. Cho vay quay vòng;
viii. Cho vay tuần hoàn (rollover).
Khi áp dụng cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, căn cứ vào đặc điểm của khoản vay, Agribank nơi cho vay có thể thỏa thuận với khách hàng về việc áp dụng từng phương thức hoặc kết hợp các phương thức cho vay i, ii, iii, iv, v, vi, vii.
Khi cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, căn cứ đặc điểm của khoản vay, Agribank nơi cho vay có thể thỏa thuận với khách hàng về việc áp dụng từng phương thức hoặc kết hợp các phương thức cho vay i, iv, vi.
Chỉ thực hiện phương thức viii khi có hướng dẫn của Agribank.
Tuy nhiên, tại Agribank Nam Đồng Nai hiện nay chỉ mới áp dụng các phương thức cho vay như: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán. Chính vì vậy phần phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn theo phương thức cấp tín dụng sẽ phân tích các phương thức này.
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng ngắn hạn theo các phương thức cấp tín dụng giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/ 2017 2019/2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 2.038 100 2.044 100 2.715 100 100% 135% Nợ xấu ngắn hạn 11,9 100 7,9 100 4,4 100 78% 56%
Dư nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay từng lần 918 45 806 39 740 27 88% 92% Nợ xấu ngắn hạn theo phương thức cho vay từng lần 2,4 20 0,3 4 0,6 14 13% 200% Dư nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay hạn mức 1.119,2 55 1.236,4 61 1.972,5 73 110% 160% Nợ xấu ngắn hạn theo phương thức cho vay hạn mức 9,5 80 7,6 96 3,8 86 80% 50% Dư nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay thấu chi
0,8 0 1,6 0 2,5 0 200% 156%
Nợ xấu ngắn hạn theo phương thức
cho vay thấu chi 0 0 0 0 0 0 0% 0%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Nam Đồng Nai năm 2017-2019)
Từ bảng số liệu ta thấy, nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm dần đều qua các năm về số lượng lẫn tỷ trọng so với tổng dư nợ ngắn hạn. Tổng nợ xấu ngắn hạn năm 2019 là 4,4 tỷ đồng, chiếm 0,16% so với tổng dư nợ ngắn hạn và tổng nợ xấu ngắn hạn năm 2017 là 11,9 tỷ đồng, chiếm 0,6% so với tổng dư nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy ngân hàng đã áp dụng các chính sách quản lý nợ xấu, chủ trương kế hoạch đúng hướng, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Trong ba phương thức cho vay mà ngân hàng đã áp dụng thì phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi là phương thức duy nhất có nợ xấu bằng 0. Nguyên nhân do ngân hàng chỉ áp dụng phương thức cho vay này trong giai đoạn 2017-2019 cho đối tượng nhân viên ngân hàng là chính. Ngoài ra, phương thức cho vay hạn mức có tỷ lệ rủi ro cao hơn những phương thức khác, nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu ngắn hạn (80%- 96%) giai đoạn 2017-2019 nhưng nợ xấu của phương thức này lại có xu hướng giảm dần đều từ 9,5 tỷ đồng năm 2017 xuống còn 3,8 tỷ đồng năm 2019. Bên cạnh đó, dư nợ ngắn hạn theo phương thức này chiếm tỷ trọng cao và tăng dần đều trong tổng dư nợ ngắn hạn (55%- 73%). Chứng tỏ ngân hàng đang có định hướng chuyển dịch cho vay ngắn hạn theo phương thức cho vay từng lần sang phương
thức cho vay hạn mức và chính sách quản lý nợ xấu của ngân hàng đang có hiệu quả. Việc lựa chọn phương thức cho vay nào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn bên cạnh rủi ro cho vay của phương thức ngân hàng còn phải xem xét đối tượng khách hàng mà mình hướng tới. Phương thức cho vay hạn mức được nhiều khách hàng kinh doanh, nhất là những khách hàng đầu tư nhiều đối tượng ưa chuộng vì tính linh hoạt và phù hợp với vòng quay vốn kinh doanh ngắn hạn.
2.2.2. Chỉ tiêu định tính
Chất lượng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng bên cạnh đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng như: Doanh số cho vay, hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn, lợi nhuận thu được từ tín dụng ngắn hạn, nợ xấu, nợ quá hạn ngắn hạn... còn được biểu hiện thông qua chỉ tiêu định tính. Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả, có chất lượng tín dụng ngắn hạn tốt chỉ khi đáp ứng được hai tiêu chí này. Đây là nền tảng và cơ sở tạo sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại.
- Cơ sở pháp lý: Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Agribank, những năm qua Agribank Chi nhánh Nam Đồng Nai đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước và của pháp luật.
- Cơ sở quy chế cho vay: Công tác tín dụng ngắn hạn của Agribank Chi nhánh Nam Đồng Nai được thực hiện đúng trình tự và quy định đã đề ra. Các cán bộ tín dụng được đào tạo bài bản, được hướng dẫn và yêu cầu tuân thủ đúng quy trình tín dụng nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan và khả năng sinh lời trong các quyết định cho vay.
- Cơ sở hợp đồng cho vay: Các hợp đồng vay vốn được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng đều được Agribank Nam Đồng Nai giám sát và lưu trữ cẩn thận. Hợp đồng tín dụng quy định rất rõ ràng về phương thức cho vay, số tiền vay, mục đích sử dụng vốn vay, lãi suất và thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, quyền và nghĩa vụ của các bên. Kết thúc thời gian cho vay, hợp đồng được thanh lý nếu khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
2.2.3. Các chỉ tiêu định lượng
2.2.3.1. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng ngắn hạn
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản cao hơn các khoản vay trung, dài hạn. Tổng dư nợ ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp vay ngắn hạn tại một thời điểm.
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/ 2017 2019/ 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.692 100 4.347 100 5.460 100 118% 126% Dư nợ ngắn hạn 2.038 55 2.044 47 2.715 50 100% 133% Dư nợ trung dài hạn 1.654 45 2.303 53 2.745 50 139% 119%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Nam Đồng Nai năm 2017- 2019)
5,460 4,347 3,692 2,038 2,044 2,715 Dư nợ (Tỷ đồng) 6,000 5,000 4,000 3,000 Dư nợ ngắn hạn Tổng dư nợ 2,000 1,000 -
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Hình 2.2: Biểu đồ Dư nợ tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2017-2019
Qua bảng số liệu thấy dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh tăng qua mỗi năm cùng với xu hướng tăng của tổng dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng cuối kỳ năm 2017 là 3.692 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên đến 5.460 tỷ đồng, trong đó, dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2017-2019 tăng từ 2.038 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ, tăng lên 2.715 tỷ đồng, chiếm 50% tổng dư nợ. Tốc độ phát triển tín dụng ngắn hạn tăng dần, năm 2018 so với 2017 tăng 0,3%, đến năm 2019 so với 2018 tăng 33%. Nguyên nhân dư nợ tín dụng giai đoạn 2017-2019 tăng đều là do chi nhánh triển khai kịp thời các chương trình cho vay ưu đãi do Agribank ban hành như chương trình ưu đãi khách hàng pháp nhân nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Agribank theo văn bản 1961/NHNo-TD, chương trình tài trợ xuất nhập khẩu ưu đãi lãi suất theo văn bản 5699/NHNo-KHL. Nguyên nhân dư nợ tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2017-2019 tăng trưởng tốt là do trong thời gian qua ngân hàng thường xuyên triển khai các gói tín dụng hỗ trợ, ưu tiên cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh với các mức lãi suất hấp dẫn vì thế dư nợ ngắn hạn tăng trưởng mạnh qua các năm.
2.2.3.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được mang cho vay, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của ngân
47%
44%
43%
hàng. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của Agribank Nam Đồng Nai nói chung ở mức khá thấp, tăng không đều qua các năm, được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2017 2018 2019
Dư nợ ngắn hạn 2.038 2.044 2.715
Nguồn vốn ngắn hạn 4.631 4.802 5.881
Nguồn vốn ngắn hạn thực được cho vay (sau khi
trừ vốn dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán) 4.615 4.743 5.789
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn (%) 44% 43% 47%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Nam Đồng Nai năm 2017- 2019) Hiệu suất 48% 47% 46% 45% 44% 43% 42% 41% Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Hình 2.3: Biểu đồ Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn giai đoạn 2017-2019
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Agribank Nam Đồng Nai như sau:
- Năm 2017 tổng vốn huy động ngắn hạn thực được cho vay là 4.615 tỷ đồng trong khi tổng dư nợ ngắn hạn đạt 2.038 tỷ đồng, do đó khiến cho hiệu suất sử dụng vốn đạt 44%.
- Năm 2018 tổng dư nợ ngắn hạn đạt 2.044 tỷ đồng, năm 2019 đã có sự tăng trưởng đạt 2.715 tỷ đồng, tăng so với 2018 là 671 tỷ đồng, tương đương 33% trong khi đó tổng vốn huy động ngắn hạn thực được cho vay năm 2018 là 4.743 tỷ đồng, năm 2019 là 5.789 tỷ đồng, năm 2019 so với 2018 tăng 1.046 tỷ đồng, tương đương 22%. Hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn này lần lượt 43% vào năm 2018, tăng lên 47% vào năm 2019.
Qua đó, thấy được rằng trong bối cảnh giai đoạn 2017 - 2019 kinh tế cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng nhiều biến động, chi nhánh Agribank Nam Đồng Nai đạt hiệu suất sử dụng vốn ở mức thấp từ 44% lên 47%. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của Agribank Nam Đồng Nai chưa tốt, mặc dù phần nguồn vốn huy động ngắn hạn không dùng để cho vay đã được ngân hàng bán lại cho Trụ sở chính để thu được một phần phí tuy nhiên phần phí này còn khá thấp so với phí thu được từ cho vay. Ngân hàng chưa chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động ngắn hạn nên cần tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn đi đôi với chất lượng vay để đảm bảo tối đa hiệu quả hiệu suất sử dụng vốn.
2.2.3.3. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ tín dụng ngắn hạn
Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường khoảng hơn 70%) trong tổng thu nhập. Nguyên nhân là do trước đây các ngân hàng chủ yếu tập trung mảng hoạt động tín dụng. Mảng kinh doanh dịch vụ mới được chú ý trong thời gian gần đây nên chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 2.5: Lợi nhuận thu được từ tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 Thu nhập từ tín dụng ngắn hạn 141,3 151,4 186,7 Tổng thu nhập từ tín dụng 524,3 624 772,5 Thu nhập từ tín dụng ngắn hạn / Tổng thu nhập từ tín dụng (%) 27% 24,3% 24,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Nam Đồng Nai năm 2017- 2019)
Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng ngắn hạn phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng ngắn hạn. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng thu nhập từ tín dụng ngắn hạn trên tổng thu nhập từ tín dụng có xu hướng giảm từ 27% vào năm 2017 xuống 24,3% vào năm 2018, và tiếp tục giảm xuống 24,2% vào năm 2019. Mức tỷ trọng này chưa thể khiến thu nhập từ tín dụng ngắn hạn trở thành nguồn thu nhập chính của ngân hàng.
Mặt khác, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng đều qua các năm nhưng tỷ lệ thu nhập từ tín dụng ngắn hạn lại có xu hướng giảm là dấu hiệu không tốt về chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Agribank Nam Đồng Nai. Việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu khó khăn khiến việc ngân hàng chậm thu các khoản lãi từ tín dụng ngắn hạn là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng lợi nhuận thu được từ tín dụng ngắn hạn giảm dần qua các năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng trung, dài hạn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng ngắn hạn và lãi suất cho vay tín dụng trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay tín dụng ngắn hạn cũng là những yếu tố dẫn đến tỷ trọng thu nhập từ tín dụng ngắn hạn trên tổng thu nhập từ tín dụng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017-2019.
2.2.3.4. Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu ngắn hạn
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là hai chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn. Hai chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng ngắn hạn càng cao.
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ngắn hạn giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 Nợ quá hạn ngắn hạn 17 46,8 73,8 Nợ xấu ngắn hạn 11,9 7,9 4,4 Dư nợ ngắn hạn 2.038 2.044 2.715 Tổng dư nợ tín dụng 3.692 4.347 5.460 Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn (%) 0,83% 2,29% 2,72% Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn (%) 0,58% 0,39% 0,16% Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/ Tổng dư nợ tín dụng (%) 0,32% 0,18% 0,08%
Tỷ lệ (%) 2.5 2 1.5 1 0.5 0 2017 2018 2019 Năm 0.16 0.08 0.18 0.32 0.39 0.83 0.58 2.29 2.72
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Nam Đồng Nai năm 2017- 2019)
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/ Tổng dư nợ tín dụng
Hình 2.4: Biểu đồ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ngắn hạn giai đoạn 2017-2019