2.2.1.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cả
Học thuyết ngang giá sức mua (PPP – Purchasing Power Parity) là phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa hai tiền tệ để cân bằng sức mua của hai đồng tiền này. Hay nói cách khác, sự chênh lệch giá trị tiền tệ giữa hai quốc gia trong giao dịch thương mại sẽ được điều chỉnh và cân bằng thông qua việc áp dụng tỷ giá hối đoái (Gustav, 1918). Xét về tổng thể, ly thuyết này cho thấy khi có sự gia tăng năng lực sản xuất trong nước sẽ làm tăng giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố nhất thời tác động đến PPP chẳng hạn như những biến động trong thị trường hàng hoá và tiền tệ. Ngoài ra, dòng chu chuyển vốn cũng chịu sự tác động bởi sự tác động trong chính sách tài khoá và tiền tệ (Khánh, 2009). Bên cạnh đó, Cheung,
Yin-Wong và Kon S. Lai (2000) tiến hành một phân tích quy mô lớn và tìm thấy tính không đồng nhất đáng kể trong vận dụng ly thuyết PPP giữa các quốc gia đang phát triển so với các quốc gia phát triển.
2.2.1.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất
Fisher's Monograph Appreciation and Interest năm 1896, đưa ra mối quan hệ giữa hai đồng tiền, Fisher đã thiết lập điều kiện cân bằng hay còn gọi là ly thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, cho rằng lãi suất chỉ được điều chỉnh dần dần, đo đó sự biến động giá cả sẽ có biến động rõ ràng trong dài hạn hơn là so với ngắn hạn.
Ly thuyết về ngang giá lãi suất (Interest Rate parity – IRP) cho rằng tỷ giá hối đoái được xác định giữa hai loại tiền tệ dựa trên mức lãi suất hiện hành ở hai nước này. Ngay khi các áp lực thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá thay đổi thì hoạt động kinh doanh chêch lệch lãi suất phòng ngừa không còn khả thi, thì thị trường sẽ ở trạng thái cân bằng gọi là IRP. Trong thế cân bằng này, sự khác nhau giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay giữa hai đồng tiền được bù đắp đúng bằng chênh lệch lãi suất giữa hai nước đó. Tuy nhiên sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia giao dịch thương mại sẽ không tạo ra lợi nhuận, vì các khoản gia tăng giá trị lại căn cứ vào sự khác biệt lãi suất và sẽ được bù trừ khi điều chỉnh tỷ giá vào cuối thời gian đầu tư.
2.2.1.3 Mô hình Mundell-Fleming
Vào đầu những năm 1960, J. Marcus Fleming và Robert Mundell đã nghiên cứu mở rộng mô hình kinh tế vĩ mô Keynes theo mô hình kinh tế mở để xem xét một cách có hệ thống vai trò của dòng vốn quốc tế. Các nghiên cứu đã nhanh chóng có ảnh hưởng và trở thành một tài liệu có giá trị cao đối với quá trình hoạch định chính sách tiền tệ của các quốc gia. Fleming đã đưa ra việc kiểm tra hiệu quả của việc lựa chọn chế độ tỷ giá của một quốc gia khi áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để điều tiết tăng trưởng trong nước (Fleming, J, 1962). Chính sách tiền tệ, theo Fleming cho rằng có hiệu quả hơn đối với trường hợp áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.
Fleming chỉ ra rằng hiệu quả của chính sách tài khóa tăng lên được đo lường do tác động của sự thay đổi chi tiêu trong nước với một cung tiền cố định là khó xác định.
Mô hình Mundell-Fleming về cơ bản là phương trình của Fleming kết hợp với phân tích chính sách của Mundell. Những nghiên cứu ly thuyết này cho thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn. Nói cách khác, mô hình Mundell-Fleming cho phép nghiên cứu ảnh hưởng của việc gia tăng bên ngoài nhu cầu nội tại về tài sản. Cân bằng thị trường hàng hoá được thực hiện thông qua việc tăng giá đồng tiền thông qua biến động tỷ giá chứ không phải thông qua việc tăng sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ nên được sử dụng hơn là chính sách tài khóa như là công cụ kinh tế chính cho nền kinh tế ổn định trong ngắn hạn hay trung hạn (Soukup, S.F., Gubb, D., 2007). Hiệu quả cuối cùng chủ yếu phụ thuộc vào hiệu suất của các tổ chức tài chính và cũng theo mô hình Mundell – Fleming đã phân tích thì hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào chế độ tỷ giá trong điều kiện sự luân chuyển dòng vốn được tự do luân chuyển
2.2.1.4 Lý thuyết bộ ba bất khả thi
Ly thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity) là đưa ra nhận định về việc không thể thực hiện ba chính sách gồm chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn vào cùng một lúc. Khởi nguồn từ mô hình Mundell - Fleming, Krugman (Krugman, 1979) và Frankel (Frankel, J., 1999) đã mở rộng mô hình Mundell- Fleming thành “mô hình bất khả thi”. Frankel cho rằng một quốc gia phải từ bỏ một trong 3 mục tiêu là chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Vậy tùy theo mục tiêu hướng tới của quốc gia, thì có 3 trường hợp xảy ra như sau khi áp dụng ly thuyết bộ ba bất khả thi:
Nếu quốc gia có chính sách tiền tệ độc lập và sự dịch chuyển vốn tự do thì phải duy trì chế độ tỷ giá thả nổi và từ bỏ chế độ ổn định tỷ giá, như Anh hoặc Canada đang áp dụng.
Nếu quốc gia có sự chuyển dịch vốn tự do và ổn định tỷ giá thì sẽ không có khả năng thiết lập chính sách tiền tệ độc lập. Trong trường hợp tại Arghentina và một số nước Châu Âu, có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ, nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (Krugman, 1979).
Quốc gia có chính sách tiền tệ độc lập cùng với tỷ giá hối đoái cố định, nhưng phải duy trì thị trường vốn đóng hay chính là từ bỏ hội nhập tài chính. Tiêu biểu như quốc gia Trung Quốc đang áp dụng chính sách này.
Vậy đối với quốc gia muốn ổn định về tỷ giá, thì chỉ có thể lựa chọn thêm 1 trong hai yếu tố còn lại là chính sách tiền tệ độc lập hoặc chuyển dịch vốn hóa tự do.
Trong nền kinh tế thị trường, hạn chế các dòng vốn là điều không thể. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. Vì thế các quốc gia thông thường sẽ lựa chọn giữa chính sách tiền tệ độc lập hay ổn định tỷ giá. Nếu nguồn vốn được tự do lưu chuyển thì khi đó có 2 trường hợp xảy ra: vốn đổ vào quá nhiều hoặc quá ít. Trường hợp dòng vốn chảy vào trong nước nhiều, khi đó nội tệ có sức ép lên tỷ giá và nguy cơ dẫn đến lạm phát xảy ra trong nước nếu không có sự điều tiết phù hợp. Mặc khác, một quốc gia vẫn có thể lựa chọn cơ chế tỷ giá bán ổn định và chính sách tiền tệ bán độc lập. Nghĩa là quốc gia đó có thể theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có quản ly, tỷ giá neo vào một ngoại tệ mạnh, tỷ giá cố định có thể điều chỉnh hay bất cứ cơ chế tỷ giá trung gian nào. Nhấn mạnh rằng, tùy theo từng thời điểm thì chính sách tiền tệ được điều chỉnh một cách phù hợp để đảm bảo sự phát triển, chính sách và chiến lược của quốc gia đó.
2.2.2 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá (ERPT - Exchange Rate Pass Through)
Cơ chế truyền dẫn tỷ giá là đề tài được các nhà nghiên cứu quân tâm vì tầm quan trọng của cơ chế này góp phần trong quá trình ổn định và phát triển nền kinh tế. Về ly thuyết, cơ chế truyền dẫn tỷ giá là một trong các cơ chế thuộc chính sách tiền tệ thể hiện sự tác động đến các yếu tố kinh tế nhằm kiểm soát giá cả (Mishkin, 1999).
Tùy theo đặc điểm, tình hình kinh tế và hệ thống tài chính thì tác động của các cơ chế truyền dẫn sẽ phát huy có tác dụng. Việc trao đổi thương mại với các quốc gia, tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong thanh toán giao dịch giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy, một số nghiên cứu đưa ra các khái niệm về truyền dẫn tỷ giá, thể hiện sự thay đổi giá cả trong giao dịch do sự thay đổi tỷ giá (Goldberg, P. K. and Knetter M. M., 1997), và kết hợp sự tác động của các yếu tố sự thay đổi của nền kinh tế do thay đổi tỷ giá một cách đột biến (Adolfson, 2001). Bên cạnh đó, cơ chế truyền dẫn tỷ giá còn được nhận định là sự chuyển đổi tỷ giá dựa trên chỉ số giá sản xuất hoặc chỉ số giá tiêu dùng (Devereux, M. và Yetman, J., 2002). Tóm lại, sự phản ứng một chiều của giá cả đối với thay đổi của tỷ giá được gọi là ERPT. Tác động của tỷ giá thông qua bốn kênh cơ bản: đầu tư, số lượng giao dịch, ảnh hưởng qua giá trị hàng trung gian nhập khẩu và tác động trực tiếp qua giá trị hàng hóa trong giao dịch thương mại thông qua chỉ số giá tiêu dùng. Có thể thấy rằng mức độ ERPT có y nghĩa quan trọng đối với sự chuyển đổi tỷ giá ảnh hưởng đến việc chi tiêu. Nếu mức độ truyền dẫn cao, sự thay đổi tỷ giá sẽ thay đổi giá tương đối của các mặt hàng trong giao dịch thương mại. Khi đó, cán cân thương mại sẽ được điều chỉnh dưới sự tác động của ERPT. Ngược lại, nếu mức độ truyền dẫn thấp, tác động chuyển đổi chi tiêu sẽ bị giảm, cán cân thương mại sẽ cần thêm thời gian để điều chỉnh về mức cân bằng
Các yếu tố khác tác động đến ERPT gồm:
Sử dụng các chiến lược giá của doanh nghiệp căn cứ theo thay đổi của tỷ giá nhằm duy trì sự cạnh tranh trong giao dịch quốc tế, trong trường hợp này việc đo lường sự chuyển đổi tỷ giá hối đoái sang giá nhập khẩu và các giá nội địa khác, như giá sản xuất và tiêu dùng, sẽ ít hơn. Bên cạnh đó, Mức độ cạnh tranh tùy theo đặc trưng của từng ngành nghề kinh doanh và các mặt hàng thay thế trên thị trường cũng một phần tác động đến việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp khi giao dịch thương mại. Điều này có nghĩa khi chiến lược giá được áp dụng để tăng thị phần, thì sẽ tác động tới
mối quan hệ giữa ERPT và các chi phí phát sinh đặc biệt là liên quan tới tỷ giá hối đoái (Chou, 2019).
Chính sách tỷ giá hiện hành áp dụng của nước nhập khẩu tác động đến ERPT. Khi áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ có càng nhiều biến động về tỷ giá và mức độ ERPT ít tác động lên mức giá nhập khẩu. Vì vậy, các nước có chế độ tỷ giá hối đoái cố định hoặc biến động tỷ giá thấp thì ERPT sẽ có tác động trong dài hạn hơn là các chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoặc biến động tỷ giá cao. Nghiên cứu nhấn mạnh quyết định chính sách tiền tệ rõ ràng làm giảm ERPT đối với giá tiêu dùng (Antonia López- Villavicencio và Valérie Mignon, 2017).
Môi trường lạm phát là yếu tố tác động của ERPT ở nước nhập khẩu. Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát cao thì sự truyền dẫn của tỷ giá có thể sẽ không có tác dụng do sự chênh lệch bị thu hẹp giữa tỷ giá danh nghĩa và lạm phát cao khiến khả năng cạnh tranh xuất khẩu không thay đổi.
Chính sách mở cửa thương mại cũng tác động đến thay đổi tỷ giá tùy theo từng thời điểm sẽ có sự điều tiết thay đổi tỷ giá cho phù hợp trong gia đoạn điều chỉnh cán cân thương mại.
Căn cứ theo quy mô của nền kinh tế ở mỗi quốc gia để có thể xác định mức độ ERPT để phù hợp từng giai đoạn, mục tiêu trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế.
2.3 Khung khái niệm tỷ giá 2.3.1 Khái niệm tỷ giá
Khi có sự giao dịch thương mại giữa các quốc gia với nhau, thì việc thanh toán các giao dịch dựa trên giá trị của đồng tiền ở các quốc gia đó. Để dẫn đến sự thỏa thuận trong việc thanh toán thì dựa trên tỷ giá giữa các giá trị đồng tiền của chính các quốc gia đó. Điều này có nghĩa là phán ánh mức giá trị của đồng tiền của một quốc gia
có thể chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia khác. Từ đó, tỷ giá chính là dùng để biểu hiện sự tương quan giá cả của hai đồng tiền ở hai nước khác nhau.
Tại Việt Nam, khi có giao dịch thương mại với các quốc gia khác, thì tỷ giá được định nghĩa theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số (06/1997/QH10, n.d.) là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài.
2.3.1.1 Tỷ giá danh nghĩa song phương
Tỷ giá danh nghĩa song phương là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của các quốc gia để thanh toán. Nghĩa là, sự thay đổi sức mua danh nghĩa của 2 đồng tiền chưa tính đến sự biến động mức giá cả hàng hóa ở hai quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, sự giao động tỷ giá này không phải đánh giá vào mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà căn cứ vào đến sự biến động của một số yếu tố vĩ mô khác nhau như tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán, tăng trưởng và việc làm, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (MacDonald.R, 2007).
2.3.1.2 Tỷ giá thực song phương
Tỷ giá thực song phương là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa 2 quốc gia. Vì thế tỷ giá thực sẽ phản ánh được mức giá của hàng hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài. Tuy nhiên, các biến động của tỷ giá thực song phương có mối liên hệ với các biến động trong tỷ giá danh nghĩa song phương tương đối chặt chẽ trong ngắn hạn và trung hạn (Obstfeld, M., and Rogoff, K., 1995) (Taylor, A, and Taylor, M., 2004) (MacDonald.R, 2007). Vì vậy, việc duy trì một tỷ giá thực song phương cạnh tranh là một chiến lược trọng điểm được chú y, khái niệm về tỷ giá thực cạnh tranh thì được chú trọng đặc biệt là trong nền kinh tế phát triển (Williamson, J., 2008). Theo nghiên cứu của Frenkel và đồng sự (Frenkel. R và Rapetti. M, 2012) đã đưa ra nhận định rằng chế độ tỷ giá hối đoái có thể có một ảnh hưởng đáng kể đến một số mục tiêu chính sách kinh tế trọng điểm như sự ổn định giá cả, ổn định tài chính trong nước mạnh mẽ, cân đối giữa bên ngoài và nội bộ, tăng trưởng kinh tế và phát
triển. Ngoài ra, cán cân thương mại phản ánh các chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa thông qua tỷ giá. Do đó, tỷ giá có tác động ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu (Thanh, 2018).
2.3.2 Yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến tỷ giá hối đoái 2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xem xét ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế có y nghĩa quan trọng vì nó có tác động đến giá cả thị trường trong nước, cán cân thương mại và sản lượng quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian, làm cho mức thu nhập của người dân tăng, cải thiện điều kiện sống của người dân. Để đo lường tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) là chỉ số được để ra để đánh giá tổng quan mức độ phát triển của một quốc gia. Bên cạnh đó, mô hình Mundell-fleming được được áp dụng để phân tích tác động của chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện trong nền kinh tế mở cửa. Mô hình nhấn mạnh mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Bên cạnh đó việc áp dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong việc điều phối luân chuyển dòng tiền trong giao dịch thương mại quốc tế, nếu điều chỉnh không hợp ly, sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nghĩa là sản lượng nền kinh tế tăng thông qua việc tăng giá trị của đồng tiền trong giao dịch thương mại chứ không phải tạo ra tăng giá trị sản xuất trong nền kinh tế. Một số nghiên cứu đã đề ra một số mục tiêu chính sách kinh tế để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (Frenkel. R và Rapetti. M,