Các nghiên cứu tác động của CNY đến giá trị tiền tệ khác

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ CNY/VND ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 47)

2.4.4.1 Ngoài nước

Các nghiên cứu cho thấy sự phát triển trong chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm hướng đến hoạt động trao đổi mở rộng hơn, linh hoạt hơn (Chen, H and W Peng , 2010; Gao, H. , 2010; Prasad, 2011). Việc tăng cường sử dụng CNY bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đã thúc đẩy sự

phát triển của CNY ở thị trường nước ngoài. Một số nghiên cứu đã tập trung vào thị trường ngoại hối trong và ngoài nước của Trung Quốc, chủ yếu nghiên cứu quan hệ nhân quả và độ lệch giữa hai thị trường (Cheung, Y-W và D Rime, 2013; Wu. G và Pei. C, 2012). Các nghiên cứu này cho biết thêm một chiều hướng khác bằng cách nhìn vào vai trò của thị trường nước ngoài trong các tác động của CNY vào đồng tiền châu Á. Sự chênh lệch trong các thị trường trong và ngoài nước được thể hiện trong trường hợp của CNY. Thị trường nội địa, dù mức độ linh hoạt ngày càng tăng vẫn còn bị hạn chế bởi sự can thiệp của NHTW và các quy định liên quan đến hoạt động thương mại hàng ngày. Ngược lại, thị trường nước ngoài ít bị ràng buộc bởi quy định, luật định hơn so với thị trường nội địa, không có sự hiện diện của một NHTW trong quá trình hình thành giá hoặc phạm vi giao dịch của CNY.

Miriam Campanella (2014) đề cập đến quá trình quốc tế hóa của CNY, sự tiến bộ và quá trình quốc tế hóa CNY theo cả chiều sâu và chiều rộng. Mặc dù USD vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tiền tệ quốc tế nhưng chế độ tiền tệ của thế giới đang có nhiều thay đổi. Trung Quốc chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình quốc tế hóa CNY. Sự hình thành liên kết tiền tệ gia tăng vị trí của CNY ở châu Á đã làm suy yếu sự thống lĩnh, dần xóa bỏ vị trí gần như độc tôn của USD trước đây. Tác giả kết luận sự phát triển cũng như quá trình quốc tế hóa của CNY đang diễn ra đã hình thành nên hệ thống tiền tệ đa dạng hơn và giảm bớt tình trạng cơ chế tỷ giá neo chặt, quá phụ thuộc vào USD.

Nghiên cứu của Williamson (2004) giải thích tại sao Trung Quốc không thực hiện tự do hóa tài khoản vốn và định giá lại giá trị của CNY. Nguyên nhân chủ yếu do kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nóng, vay ngân hàng đang được mở rộng và đầu tư với tốc độ nhanh chóng mặt. Đánh giá lại giá trị CNY sẽ làm nguy hiểm cho nền kinh tế Trung Quốc bởi tình trạng yếu kém của hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Lạm phát vẫn ở mức thấp nhưng nó đang tăng tốc rõ ràng dưới áp lực của dư cầu và làm cho hàng hóa nước ngoài rẻ hơn ở Trung Quốc. Đồng thời, việc định giá lại CNY

sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của các nguồn dự trữ làm nền tảng cho việc mở rộng nhanh chóng của tín dụng ngân hàng, làm giảm thặng dư tài khoản vãng lai hoặc thậm chí tạo ra một thâm hụt của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc định giá lại CNY cũng sẽ vô cùng hữu ích cho nền kinh tế thế giới như hỗ trợ điều chỉnh cần thiết của thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, điều này sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới do vị trí quan trọng của USD đối với nền kinh tế thế giới. Sự đánh giá lại CNY là điều kiện cần thiết để điều chỉnh USD đối với một số nước châu Á khác bởi vì cho phép đồng tiền của họ sẽ tăng giá so với USD. Mặt khác, việc định giá lại CNY sẽ tốt cho cả Trung Quốc bởi nó sẽ chuyển hướng một số khoản đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ có lãi suất thấp sang tăng đầu tư hay tiêu dùng ở Trung Quốc, giảm bớt các áp lực lạm phát cho nền kinh tế, đặc biệt là áp lực tạo ra bong bóng trong thị trường tài chính.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của CNY đến các đồng tiền khác trong khu vực châu Á ngày càng được chú y, đặc biệt là sau cải cách tỷ giá vào tháng 7 năm 2005, Trung Quốc từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định và di chuyển đến một chế độ thả nổi có quản ly. Shu, C, N Chow và J-Y Chan (2007) lưu y ảnh hưởng của CNY ở châu Á ngày càng trở nên rõ nét, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008 - 2009 thì sự biến động giá trị của CNY tác động đáng kể đến giá trị của các đồng tiền mới nổi của châu Á; McKinnon và cộng sự (2003) và McKinnon (2005) cho rằng nếu như trước năm 2005, các ngân hàng trung ương châu Á quan tâm đến các biến động của USD và lựa chọn cơ chế neo tỷ giá mềm với USD. Tuy nhiên, những năm vừa qua đã có sự giảm sút vị thế của USD cùng với đó là sự gia tăng vị thế của CNY trong cơ chế điều hành tỷ giá của các nước ở châu Á; Henning (2012) cho rằng tỷ trọng USD giảm xuống và tỷ trọng CNY tăng lên trong giao dịch thương mại quốc tế và dự trữ ngoại hối của tám quốc gia Đông Á; Mattoo (2012) cho rằng trong giai đoạn 2010- 2012, bên cạnh tầm quan trọng của USD và EUR, biến động của CNY đã có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của 7 trong số 10 tiền tệ Đông Á bao gồm Won Hàn Quốc (KRW), Ringgit Malaysia (MYR), Đôla Singapore (SGD), Bath Thái (THB), Tân Đài

tệ (TWD), Rupiah Indonesia (IDR), Peso Philippine (PHP); Arvind & ctg (2013) [8] cho rằng ba năm gần đây, tỷ trọng sử dụng CNY trong khu vực Đông Á đang tăng lên, chiếm 60% so với USD. Arvind Subramanian (2013) còn cho rằng giá trị thương mại của Nhật Bản chiếm 22.5% tổng số thương mại của các nước Đông Á và giá trị thương mại của Trung Quốc chiếm 24.4% tổng số thương mại của các nước Đông Á. Tuy nhiên, Yên Nhật lại không được kỳ vọng sẽ là đồng tiền quốc tế, trong khi Nhân dân tệ lại có triển vọng sẽ tiến hành quốc tế hóa thành công.

2.4.4.2 Trong nước

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Xuân Sang (2013), tác giả đánh giá quá trình quốc tế hóa toàn cầu CNY của Trung Quốc có những đặc trưng cụ thể: Nhà nước chủ động có những biện pháp thúc đẩy và đưa ra lộ trình cụ thể cho quá trình quốc tế hóa CNY; dùng Hồng Kông làm thí điểm, bàn đạp để thực hiện quốc tế hóa CNY và tự do tài chính ra bên ngoài; thông qua các trung tâm tài chính quốc tế để mở rộng giao dịch tiền tệ, tạo sức lan tỏa rộng và mạnh; thúc đẩy thanh toán CNY ở các nước láng giềng cũng như các nước xa Trung Quốc. Việt Nam là nước có mức độ sử dụng CNY còn rất hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong dài hạn việc Trung Quốc quốc tế hóa CNY và bất ổn tài chính toàn cầu có tác động với các mức độ khác nhau, tới các kênh có thể là chính sách tiền tệ của NHNN và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ bao gồm: tín dụng, đồng tiền gửi bằng nhân dân tệ, nghiệp vụ thị trường mở. Các biến số khác có khả năng ảnh hưởng bao gồm: dự trữ ngoại hối bằng CNY, trái phiếu CNY, thị trường ngoại hối. Giao dịch trên cán cân vãng lai và cán cân vốn, trước mắt là cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và các nước liên quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Thái (2012) thể hiện trong quá trình phát triển 10 năm trở lại đây, Trung Quốc nhận thức rằng một hệ thống tài chính quốc tế lành mạnh và ổn định hơn cần có sự hiện diện của “chân kiềng thứ 3” - đó là CNY. Hai chân kiềng hiện tại, USD và EUR chưa thực sự đủ lực để duy trì lòng tin của thị trường trong dài hạn. Với vai trò là một trung tâm tài chính quốc tế

hoạt động dưới hình thức “một quốc gia - hai thể chế”, Hồng Kông là địa điểm ly trưởng cho nỗ lực quốc tế hóa CNY và đưa đồng tiền này tiến tới mục tiêu đó. Trung Quốc chỉ có duy nhất một trung tâm giao dịch CNY ngoài lãnh thổ lục địa là Hồng Kông. Khu vực này chiếm 70-80% khoảng lượng giao dịch bằng CNY bên ngoài Trung Quốc và trở thành bàn đạp để Trung Quốc quốc tế hóa CNY và phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế khá hiệu quả.

2.5 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá của một số nước trên thế giới2.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ CNY/VND ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 47)