Về ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực tiễn tư vấn tại công ty TNHH tư vấn hoàng tân minh (Trang 35 - 36)

Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được rà soát khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh.

Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là: Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; Các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật đầu tư 2020, có các ngành nghề bị cấm kinh doanh ở Việt Nam như sau

1.Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b)Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy

cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Đồng thời, Luật đầu tư hiện hành cũng đã quy định 227 danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong nước. Có thể kể đến như kinh doanh các loại pháo, dịch vụ bảo vệ, sản xuất con dấu, dịch vụ cầm đồ, xoa bóp,kinh doanh dịch vụ đòi nợ, xăng dầu, rượu, xuất khẩu gạo..v.v…

Đây là những ngành nghề kinh doanh mà ít nhiều đe doạ đến lợi ích nhà nước và cộng đồng. Đối với ngành nghề mà pháp luật về đầu tư và luật khác có liên quan yêu cầu phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện . Nó thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp đinh hoặc một số yêu cầu khác.

Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải:

Xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ví dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh);

Đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũ trường, karaoke).

Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực tiễn tư vấn tại công ty TNHH tư vấn hoàng tân minh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w