Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực tiễn tư vấn tại công ty TNHH tư vấn hoàng tân minh (Trang 49 - 51)

GCNĐKDN (Nếu hồ sơ hợp lệ)

3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp đến thực tiễn tại công ty, có thể thấy còn rất nhiều khía cạnh của pháp luật về thành lập doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu, có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, Tiếp tục nghiên cứu về nội dung đăng ký thành lập doanh trong đó tập trung vào tìm hiểu về thủ tục đăng ký, ngành nghề kinh doanh được đăng ký đối với Nhà đầu tư. Bởi có rất nhiều ngành nghề mà Nhà đầu tư bị hạn chế đăng kí do không có trong mã ngành hoặc chưa được quy định rõ ràng.

Thứ hai, Nghiên cứu sâu hơn vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các thủ tục xin cấp phép kinh doanh đối với những ngành nghề đó.

Thứ ba, Các thủ tục sau khi thành lập đối với doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng, nó có thể là các loại thuế, việc mở tài khoản ngân hàng,… đều là các thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế mới.

Thứ tư, Khi đã thành lập doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động nếu không may xảy ra tranh chấp thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết và thời gian là bao lâu?

KẾT LUẬN

Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định bằng chế định riêng trong văn bản quy phạm pháp luật kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty vào năm 1990. Chế định này được phát triển với những tư duy đột phá trong xây dựng pháp luật về doanh nghiệp, góp phần mang lại một cuộc “cách mạng” về cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh ở Việt Nam với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng và thực thi pháp luật trong thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm về cung cấp thông tin thủ tục thành lập doanh nghiệp; áp dụng cơ chế một cửa trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, thì pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn luận và hoàn thiện.

.Ở chương 1, khóa luận đã giải quyết các vấn đề lý luận về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa; cơ sở ban hành pháp luật cũng như nguyên tắc về đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Ở chương 2, khóa luận tập trung phân tích các quy định pháp luật thực tiễn về thành lập doanh nghiệp thông qua hoạt động thực hiện tại Công ty Luật TNHH Thiện Minh Long.

Ở chương 3, căn cứ vào những hạn chế phát sinh từ thực tiễn áp dụng các quy định về thành lập doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này.

Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng chắc hẳn bài khoá luận còn rất nhiều thiếu sót, do vậy em rất mong muốn có được sự góp ý của quý thầy cô để em có thể hiểu đề tài một cách thấu đáo và đúng đắn hơn cũng như khắc phục những điểm yếu và sai sót trong khoá luận của mình.

Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực tiễn tư vấn tại công ty TNHH tư vấn hoàng tân minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w