Về vốn điều lệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực tiễn tư vấn tại công ty TNHH tư vấn hoàng tân minh (Trang 36 - 38)

Mục đích của Doanh nghiệp là kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp phải có vốn. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp hình thành từ các nguồn khác nhau như do các thành viên đóng góp, do doanh nghiệp tích lũy được trong quá trình hoạt động…Vốn có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc các tài sản khác.

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Vốn điều lệ không hẳn thể hiện tiềm lực tài chính của công ty. Một số doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ cao và có tiềm lực tài chính mạnh, thành viên, cổ đông là những công ty, tập đoàn lớn. Nhưng có những doanh nghiệp dù chỉ mới thành lập, cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng cũng đăng ký mức vốn cao để tạo lợi thế trong kinh doanh. Dù không có giới hạn nào cho việc đăng ký vốn điều lệ, tuy nhiên một số ngành, nghề đặc thù phải đăng ký vốn điều lệ ở mức nhất định mới đủ điều kiện kinh doanh (vốn pháp định).

Một trong những ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ là để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty. Cụ thể, thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Điều kiện về vốn kinh doanh thể hiện dưới hình thức vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có do pháp luật quy định đối với một số ngành, nghề kinh doanh được quy định trong pháp luật chuyên ngành như pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật chứng khoán, pháp luật về các tổ chức tín dụng… Vốn pháp định không đặt ra với mọi ngành nghề kinh doanh mà chỉ áp dụng với một số ngành nghề mà pháp luật quy định. Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó. Nó giúp cho doanh nghiệp sau khi ra đời có thể hoạt động bình thường, đồng thời là cơ sở đảm bảo các khoản vay vốn ngân hàng và các khoản thanh toán với các chủ nợ khác. Nó thúc đẩy các nhà đầu tư tập trung

kinh doanh, không lo nhiều về vốn, đồng thời tạo tâm lý an tâm cho các đối tác khi hợp tác kinh doanh cùng với doanh nghiệp hơn. Với ý nghĩa quan trọng, việc quy định vốn pháp định của nhà nước phù hợp với mục tiêu bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia giao dịch.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết tại thời điểm đăng kí thành lập đối với chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp; đối với công ty cổ phần thời hạn cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng kí mua có thể ngắn hơn nếu điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng kí mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực tiễn tư vấn tại công ty TNHH tư vấn hoàng tân minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w