GCNĐKDN (Nếu hồ sơ hợp lệ)
2.3.1. Một số ưu điểm
Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp(DN) ở nước ta đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến hết tháng 9 năm 2017[1], cả nước có 93.967 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 902.682 tỷ đồng, tăng 12.516 = tăng 15,3% về số DN và tăng 273.588 tỷ đồng= 43,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước[2]. Số lượng DN quay trở lại hoạt động là 21.100 DN, tăng 590 doanh nghiệp=2,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 9,6 tỷ đồng, tăng 1,9 tỷ = 24
% so với cùng kỳ năm 2016. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các DN thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2017 là 886.453 lao động. Có thể thấy, hoạt động đăng ký thành lập DN mới đã và đang đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư, số lượng DN thành lập là khá lớn, trung bình cả nước mỗi tháng có khoảng 10.000 DN thành lập mới.
Về thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp Luật DN mới chỉ quy định những vấn đề chung nhất và có tính định hướng về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động khác có liên quan của DN, còn những nội dung chi tiết được trao lại cho DN tự do, tự nguyện, cam kết thỏa thuận theo các quy định của pháp luật. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, từ đó các DN được chủ động, sáng tạo hơn khi được tự lựa chọn các mô hình, phương thức quản lý kinh doanh phù hợp với hoạt động của DN, cụ thể là: Cho phép Cty TNHH, Cty cổ phần (CTCP) có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật và điều lệ Công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật; cho phép CTCP có quyền chọn tổ
chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình tổ chức quản lý; Cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu thành viên HĐQT, BKS Cty CP.