Tình hình sử dụng đất của xã Mường Thải từ năm 2015-2017

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam đường canh tại xã mường thải, huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 38 - 44)

STT

Tổng nhiên

I. Đất nông nghiệp

1. Đất sản xuất nông nghiệp

1.1 Đất trồng cây hàng năm

- Đất trồng lúa

- Đất trồng cây hàng năm

khác

1.2 Đất trồng cây lâu năm

2. Đất lâm nghiệp

3. Đất nuôi trồng thủy sản

II. Đất phi nông nghiệp

1. Đất ở

2. Đất trụ sở cơ quan

3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

4. Đất có

dùng

Qua bảng 4.1ta nhận thấy rằng diện tích đất nông nghiệp của xã Mường Thải đã giảm từ năm 2015 - 2017. Trong đó diện tích trồng lúa và các cây trồng hàng năm cũng tăng dần, diện tích trồng cây trồng lâu năm tăng mạnh, vì hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông dân cao hơn. Từ năm 2015 - 2017, diện tích đất lâm nghiệp của xã Mường Thải đã giảm 75,73 ha từ 4.865,98 ha xuống còn 4.745,25 ha, qua điều tra từ thực tế cho thấy có rất nhiều hộ trong xã đã chuyển từ trồng cây ngô sang trồng cây cam Đường canh. Bên cạnh đó diện tích đất phi nông nghiệp cũng tăng lên so với năm 2015 điều này thể hiện rằng các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ của xã đang dần tăng lên, bộ mặt xã đang đang ngày một đổi mới.

4.1.1.5. Cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn xã cơ bản vẫn đang giữ trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, phát triển sản xuất và tập quán sinh hoạt chưa hợp lý như: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu không đúng quy trình, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi,... đó ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí. Để đảm bảo phát triển bền vững cần thực hiện tốt luật môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và khuyến khích người dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong gia đình và công cộng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội, số dân và lao động của xã Mường Thải

4.1.2.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng - kinh tế xã hội của xã Mường Thải.

+ Giao thông:

- Hệ thống giao thông:

Tuyến đường quan trọng nhất là đường QL 37 nối từ tỉnh Phú Thọ đi qua huyện Phù Yên đến QL6 đi thành phố Sơn La. Hiện nay tuyến đường này

đã được mở rộng, tuyến đường này trở thành tuyến đường huyết mạch thúc đẩy giao lưu kinh tế xã hội với các vùng lân cận.

Mường Thải là xã vùng núi nên hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế, tuy nhiên tất cả các bản trong xã đã có đường đến tận trung tâm bản. Tuy nhiên do địa hình đồi núi nên các tuyến đường có độ dốc lớn, quanh co nguy hiểm, rất trơn trượt khi có mưa. Do vậy quá trình đi lại công tác gặp rất nhiều khó khăn.

+ Mạng lưới điện, bưu chính viễn thông:

Thực hiện chương trình điện khí hoá nông thôn của tỉnh Sơn La, xã Mường Thải đã có điện lưới quốc gia về 10/10 thôn

Hiện tại xã đã có bưu điện văn hóa xã, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về thông tin kịp thời cho các cấp các ngành và nhân dân trong xã. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất bưu chính viễn thông của xã còn thiếu thốn, thiếu đồng bộ.

+ Giáo dục đào tạo: Xã có 3 trường: Trường cấp 1+2 và trường mầm non, hàng năm duy trì công tác dạy và học, trẻ em đến tuổi được đến trường 100%, duy trì công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả cao, không có học sinh thất học.

+ Y tế: Xã có một trạm y tế gồm 1 bác sĩ, 2 y sỹ, 1 y tá. Y tế xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt các mục tiêu chương trình y tế Quốc gia, khám chữa bệnh cho nhân dân và tiêm chủng mở rộng (100% trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng). Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, trong năm qua không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng.

+ Văn hoá thông tin - thể dục thể thao: Hoạt động văn hóa thể thao của xã phát triển tương đối tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức. Chất lượng văn hóa chính trị và khoa học từng bước nâng cao, tổ chức tốt hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ

xã tới cơ sở. Các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được phổ biến kịp thời đến từng địa phương. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú. Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, giao lưu văn hóa được mở rộng, phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa được nhân dân hưởng ứng. Phong trào thể dục thể thao của xã được phát triển dưới nhiều hình thức, trong các địa bàn đông dân cư, cơ quan ban ngành của xã, các trường học, góp phần rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe cho nhân dân, công tác giáo dục thể chất trong nhà trường được coi trọng và có chất lượng. Xã đã có sân chơi thể thao để hưởng ứng những ngày thể dục thể thao những người dân toàn xã mở hội: sân đá bóng, sân bóng truyền,…

- Quốc Phòng: Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên về công tác trực sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng theo quy chế, phối hợp với lực lượng công an nắm chắc tình hình trên địa bàn, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt kế hoạch sơ

tuyển và khám tuyển, công tác tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự đến từng Đoàn viên, thanh niên. Trong năm 2017 hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân (4/4 thanh niên lên đường nhập ngũ).

- Chính sách xã hội

Thường xuyên quan tâm đời sống, vật chất và tinh thần cho người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách (thương binh, liệt sỹ) người có công với cách mạng được thực hiện kịp thời. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, tuyên truyền và tạo điều kiện cho nông dân vay vốn và phát triển sản xuất, triển khai kịp thời chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất 1460. Thực hiện tốt công tác phòng chống ma túy, rà soát các đối tượng có dấu hiệu nghiện các chất ma túy, tệ nạn xã hội như rượu bia, cờ bạc.

4.1.2.2.Tình hình phát triển kinh tế

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp

Ngành nông nghiệp vẫn là một nghành mũi nhọn trong phát triển kinh tế. - Ngành trồng trọt:

Các cây lương thực chủ yếu hàng năm như lúa, ngô, sắn, hoa màu… trong đó cây trồng chính là Ngô. Cụ thể trong năm 2017 được thể hiện ở các kết quả dưới đây

Cây ngô: Cây ngô vụ xuân có tổng diện tích gieo trồng là 820ha, đạt 87% KH ; năng suất 30,98 tạ/ha; sản lượng 25,403 tấn. Cây ngô vụ mùa có tổng diện tích là 74 ha, đạt 76,1% KH; năng suất 25 tạ/ha; sản lượng 1.85 tấn đạt 77% KH

Cây lúa nước: Vụ xuân có tổng diện tích gieo cấy là 218 ha đạt 100% (giảm 1,79ha so với báo cáo tháng 6, bị thiệt hại do thiên tai); diện tích cho thu hoạch 216,21ha, năng suất 60,24 tạ/ha; 13,024 tấn. Cây lúa vụ mùa có diện tích gieo trồng là 218ha đạt 100% kế hoạch đề ra; năng suất 42,09 tạ/ha (diện tích bị thiệt hại do thiên tai 23,98ha) ; diện tích cho thu hoạch 194,02ha; sản lượng đạt 8.167 tấn. Trồng nhiều chủ yếu ở các bản Suối Tàu, bản Chiếu, Thải thượng, Thải hạ.

Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 39,444 (thóc 21,191tấn, ngô 27,253tấn), giảm so với cùng kì năm 2016. Vì người dân đã nhận thấy việc trồng ngô không mang lại hiệu quả kinh tế thấp, nên đã dần chuyển đổi sang việc trồng CAQ.

Cây màu khác: Cây Lạc có tổng diện tích 5,5ha, cây Sắn 75ha, cây Dong diềng 3,25ha, các loại Rau 19,0ha (tất cả đều không giao chỉ tiêu), Chủ yếu trồng ở các bản như: Thải thượng, bản Suối Quốc, Suối Tàu, bản Chiếu, khoai Lang, khe Lành.

Cây ăn quả: Tổng diện tích đất trồng CAQ của toàn xã là 123,29 ha. trong đó: Cam canh là 91,69 ha, cam khác 12,5 ha. các CAQ khác như Bưởi, quýt, Chanh lần lượt là: 16,83 ha, 1,17 ha, 0,66 ha.

4.2. Thực trạng sản xuất cây cam Đường canh tại xã Mường Thải, huyệnPhù Yên, tỉnh Sơn La Phù Yên, tỉnh Sơn La

4.2.1. Khái quát diện tích, năng suất cam Đường canh tại xã Mường Thải

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.914.56 ha. Đây là vùng đất phù hợp cho cây cam, bưởi, quýt và một số các loại cây khác như lúa, ngô, rau màu các loại.Trong những năm gần đây, thấy được hiệu quả kinh tế trồng cam cao hơn hẳn một số cây trồng khác, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích trồng cây cam, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương. Cây cam trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương nên rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Sau vụ thu hoạch năm 2017, người dân trồng cam xã Mường Thải phấn khởi vì cam Canh được mùa, giá cả lại ổn định, với giá bình quân từ 25.000 - 30.000 đồng/kg có rất nhiều hộ thu nhập hàng chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/năm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam đường canh tại xã mường thải, huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w