Đặc điểm tự nhiên của xã Mường Thải

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam đường canh tại xã mường thải, huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 33 - 36)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP

4.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Mường Thải

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Mường Thải là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Phù Yên cách xa trung tâm huyện 8 km, cách tỉnh Sơn La 132 km, tiếp giáp với các xã, trong huyện như sau:

* Về tọa độ địa lý

- Từ: 21o 17’ 20” đến 21o 24’ 30’’ Vĩ độ bắc - Từ: 104o 38’ 30” đến 104o 44’ 20’’ Kinh độ đông

+ Phía bắc giáp xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. + Phía tây giáp xã Quang Huy và Suối Tọ

+ Phía nam giáp xã Huy Thượng + Phía Đông giáp xã Mường Cơi.

Là một xã có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông, nằm trên trục đường quốc lộ 37 nối với Thị trấn Phù Yên với chiều dài hơn 8km. Với điều kiện như trên sẽ mở ra những lợi thế to lớn phát triển giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội với các địa phương khác.

Xã Mường Thải có 4 dân tộc anh em chung sống với tổng số hộ dân trong toàn xã là: 906 hộ với 3.996 nhân khẩu chủ yếu là: Mông, Dao, Kinh, Mường. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, sống phân tán rải rác. Mường Thải là xã có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào. Trong vài năm trở lại đây nhờ dự án trồng CAQ đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều

lao động của các hộ. Mức sống hiện nay của cộng đồng các dân tộc ở xã đã ở mức trung bình.

Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn rất thấp, tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với lực lượng lao động nông lâm nghiệp vẫn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết. Là một xã còn rất nhiều khó khăn nên tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của cộng đồng các dân tộc ở xã còn ở mức thấp. Tình hình thu nhập và mức sống hiện nay đã được nâng cao rõ rệt.

4.1.1.2. Địa hình

Xã Mường Thải có các dạng địa hình như sau:

- Địa hình xã Mường Thải phổ biến là núi trung bình, xen kẽ là các thung lũng và các bồn địa nhỏ hẹp có độ dốc từ 0 - 8°, được khai thác trồng lúa nước và các loại hoa màu, dạng địa hình này khá bằng phẳng, phân bố ở độ cao từ 340 - 580 m. Các cánh cung núi ở Mường Thải có độ cao từ 300 - 500 m. Các dãy núi đứt và gãy đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo hướng chảy chính cho các suối trong vùng.

- Địa hình xã Mường Thải nhìn chung chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình dốc, các khu vực bằng và thung lũng chiếm khoảng một phần ba diện tích, các khu đất bằng có diện tích vừa nằm dọc theo các con suối, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên với địa hình dốc, chia cắt mạnh thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp của Xã cũng như phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng lân cận.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết

- Xã Mường Thải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu mang tính chất vùng núi, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô.

+ Mùa mưa: nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10. + Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. + Nhiệt độ trung bình cả năm: 22.40C.

+ Tháng cao nhất trung bình: 29.50C. + Tháng thấp nhất trung bình: 18.20C. + Độ ẩm trung bình: 82%

+ Lượng mưa trung bình: 1185,4 mm/ năm tập trung vào các tháng 7,8,9. + Có ảnh hưởng của gió Lào thường vào các tháng 3,4,5 trong năm. - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 nhiều nhất vào tháng 6,7,8 chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, địa hình đồi núi dốc, thảm che thực vật kém do đó dễ xảy ra lũ quét gây nhiều thiệt hại về tài sản và hoa màu.

- Đây là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa Đông bắc và sương muối nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Tuy ít chịu ảnh hưởng của bão lớn nhưng trên địa bàn xã có một số vùng chịu ảnh hưởng của lốc, mưa đá, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

- Do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió chủ yếu là gió Nam và gió Tây, đặc biệt bị ảnh hưởng gió Lào rất nóng và khô.

- Do cấu trúc địa chất, các dãy núi đứt gãy phân chia các đới vùng chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam. Vì vậy hệ thống suối của xã có hướng chảy chung là Tây bắc - Đông nam. Các con suối có độ rộng và độ dốc lòng suối vừa phải là ưu thế để phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Về

mùa mưa thường sảy ra lũ, mùa khô nhiều suối bị cạn kiệt nước, thậm chí không còn nước ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam đường canh tại xã mường thải, huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w