Có nhiều cách để xử lý asen trong thực tế như phương pháp ngưng tụ/lắng, phương pháp oxi hóa sắt/mangan, quá trình mềm hóa nước bằng vôi, phương pháp trao đổi ion, lọc màng…Thế nhưng những phương pháp trên có nhược điểm nhất định. Như phương pháp trao đổi iôn sẽ không hiệu quả nếu có tồn tại những ion cạnh tranh khác, thẩm thấu ngược là phương pháp đắt tiền, lọc màng sẽ có công đoạn rửa màng, xử lý màng trước. Ngược lại phương pháp hấp phụ so với các phương pháp khác thì kinh tế hơn, việc xử lý dễ dàng và an toàn . Các chất hâp phụ như ô xit sắt, alumina hoạt tính, và các chất hấp phụ như oxit kim loại khác đều đã được nghiên cứu, trong đó oxit sắt tỏ ra là hợp chất có tiềm năng lớn trong việc ứng dụng lọc asen.
với hợp chất của asen để hình thành hợp chất sắt- asen trên bề mặt của oxit sắt. Trong tự nhiên oxit sắt được hình thành trong chất tích tụ và trong nước đầu tiên hình thành oxit sắt vô định hình có diện tích bề mặt lớn và theo thời gian nó sẽ biến hoá thành oxit sắt định hình như quăng sắt trầm (goethite) và quặng sắt đỏ (hematite). Ngưòi ta đã nghiên cứu việc xử lý hấp phụ asen bằng các loại oxit sắt như goethite và hematite cũng như oxit sắt.
Theo thời gian oxit sắt vô định hình vừa biến thành oxit sắt kết tinh (định hình) vừa làm cho diện tích bề mặt của oxit sắt giảm. Vì vậy, dù tính hấp phụ của asen đối với loại oxit sắt khác không biến đổi đi nữa, nhưng theo mức độ kết tinh hoá diện tích bề mặt của oxit sắt giảm nên lượng hấp phụ cua asen cũng giảm.
Trong khóa luận này chúng tôi nghiên cứu một cách định lượng hấp thụ asen của vật liệu nano Fe2O3 vô định hình được chế tạo bằng phương pháp vi sóng ở trên. Bên cạnh đó so sánh với một số vật liệu khác cũng có khả năng lọc asen như hạt nano oxit sắt từ và đặc biệt so sánh với vật liệu nano Fe2O3ở
dạng tinh thể. Từ đó làm nổi bật lên tính ứng dụng của vật liệu nano Fe2O3 vô định hình cũng như vai trò của việc nghiên cứu quá trình kết tinh của vật liệu này trong những chương trước.