Hướng nghiên cứu trong tương la

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. (Trang 32 - 35)

Từ những kết quả luận án đã đạt được và các hạn chế được đề cập, một số hướng nghiên cứu được xem xét trong tương lai bao gồm: (1) Mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu kết hợp với các phương pháp xây dựng mẫu có độ tin cậy cao hơn như phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên thay vì chọn mẫu thuận tiện. Bên cạnh đó, cần khảo sát số lượng trường đại học nhiều hơn để gia tăng ý nghĩa cho nghiên cứu; (2) Cần bổ sung các yếu tố mới trong mô hình nghiên cứu nhằm gia tăng khả năng giải thích cho biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dịch vụ; (3) Dịch vụ giáo dục đại học có nhiều đặc điểm riêng biệt và có tầm quan trọng đối với sự phát triển của sinh viên, nghiên cứu trong tương lai có thể làm rõ các mối quan hệ mới có ý nghĩa hơn thông qua các phân tích về mối quan hệ kiểm soát, điều tiết. Luận án mới chỉ dừng lại ở các kiểm chứng mối quan hệ của chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên mà chưa thể khai phá thêm các mối liên hệ với các yếu tố khác được đề cập phổ biến trong các lí thuyết về marketing như hành vi khách hàng sau mua, hành vi truyền miệng, lòng trung thành…Vì vậy, các nghiên cứu cũng có thể xây dựng bổ sung các yếu tố và hoàn thiện thêm cấu trúc của mô hình nghiên cứu nhằm gia tăng ý nghĩa cho nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Qua triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với

giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam”. Một số kết quả quan trọng đạt được như sau:

Thứ nhất, thông qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên trong bối cảnh nghiên cứu dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam.

Thứ hai, bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và trên cơ

sở kế thừa các nghiên cứu trước, đề tài đã xây dựng được hệ thống thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Cụ thể, chất lượng dịch vụ giáo dục đại học dưới góc độ cảm nhận của sinh viên được chia thành năm yếu tố cấu thành bao gồm: (1) Yếu tố học thuật; (2) Yếu tố phi học thuật; (3) Yếu tố chương trình đào tạo; (4) Yếu tố cơ sở vật chất và (5) Yếu tố tương tác doanh nghiệp. Trong khi đó, giá trị dịch vụ sinh viên cảm nhận bao gồm bốn yếu tố: (1) Giá trị chức năng; (2) Giá trị xã hội; (3) Giá trị cảm xúc và (4) Giá trị cảm xúc.

Thứ ba, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

SEM, nghiên cứu đã đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ đối với sự hài lòng của sinh viên cũng như những ảnh hưởng chi tiết của các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ đối với giá trị dịch vụ. Kết quả phân tích đã chỉ ra các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ giải thích được 65% sự hài lòng của sinh viên theo học tại 12 trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Vai trò của yếu tố học thuật và cơ sở vật chất là vượt trội trong số các yếu tố thuộc chất lượng dịch vụ. Trong khi đó, các yếu tố giá trị chức năng, giá trị tri thức và giá trị xã hội có mức độ ảnh hưởng không quá chênh lệch và lớn hơn cường độ tác động của giá trị cảm xúc. Đặc biệt, kết quả phân tích tác động gián tiếp thông qua phương pháp bootstraping đã chỉ ra rằng mặc dù không có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự hài lòng của sinh viên nhưng yếu tố tương tác doanh nghiệp có những tác động gián tiếp thông qua giá trị dịch vụ. Khám phá này cho thấy, yếu tố tương tác doanh nghiệp là yếu tố cấu thành tiềm năng, hoàn toàn có thể cho thấy vai trò quan trọng khi được cải thiện trong tương lai.

Thứ tư, luận án cũng đã tiến hành kiểm định sự khác biệt đa nhóm nhằm làm rõ

hơn đặc điểm của khách hàng cũng như những ảnh hưởng của một số chính sách phát triển giáo dục đại học đối với cảm nhận của sinh viên về chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học. Nhìn chung, nhóm sinh viên có mức độ yêu thích ngành học và nhóm sinh viên theo học các trường đại học tự chủ có sự đánh giá các biến quan sát cao hơn

so với các nhóm còn lại trong cùng tiêu thức phân chia. Khi đánh giá theo thời gian học tập thì giá trị chức năng nhận được những đánh giá ở mức tích cực hơn từ nhóm sinh viên năm cuối, còn các yếu tố cơ sở vật chất lại có xu hướng giảm dần. Cuối cùng, nhóm sinh viên có cảm nhận mức học phí cao lại đánh giá các biến quan sát cao hơn các nhóm còn lại. Khám phá này gợi mở về sự khác biệt về vai trò rào cản về giá đối với cảm nhận của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ giáo dục đại học.

Thứ năm, từ những kết quả nghiên cứu, luận án đã chỉ ra được mức độ quan

trọng của chất lượng và giá trị dịch vụ đối với sự hài lòng của sinh viên cũng như mối liên hệ giữa chất lượng và giá trị của dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, không chỉ có vai trò thúc đẩy sự hài lòng của sinh viên. Chất lượng dịch vụ và giá trị dịch vụ có sự liên hệ mật thiết, các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ giúp nâng cao các yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ giáo dục đại học. Khám phá này giúp có nhứng nhìn nhận đúng đắn về cách thức gia tăng giá trị cho dịch vụ giáo dục đại học dựa trên nền tảng thúc đẩy chất lượng dịch vụ.

Thứ sáu, thông qua phân tích thực trạng sự hài lòng của sinh viên đối với chất

lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học, luận án đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao sự hài lòng của sinh viên dựa trên nền tảng chất lượng và giá trị dịch vụ nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể, để nâng cao sự hài lòng của sinh viên, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, tăng cường mối liên hệ nhà trường và doanh nghiệp và có các giải pháp gia tăng mức độ cảm nhận giá trị dịch vụ dưới góc độ sinh viên. Cuối cùng, các kiểm định đa nhóm đã chỉ ra nhóm sinh viên theo học các trường đại học tự chủ tài chính đánh giá các biến quan sát ở mức giá trị cao hơn vượt trội so với nhóm còn lại. Bên cạnh đó, các rào cản về học phí cao dường như không có ảnh hưởng tiêu cực đến sự đánh giá của người học. Vì vậy, chính sách tự chủ đại học cho thấy sự hợp lý trong bối cảnh phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w